Lý giải hiện tượng nguy hiểm xảy ra khi đổ đồng nóng chảy vào một tảng băng
Hôm nay chúng ta hãy thử đến với một thí nghiệm khá thú vị: đổ đồng nóng chảy lên một tảng băng.
Nhiệt độ nóng chảy của đồng rơi vào khoảng 1000 độ C. Vì thế theo lẽ thường, nếu đổ đồng vào băng, các bạn hẳn sẽ nghĩ rằng tảng băng sẽ ngay lập tức tan thành nước, hoặc vỡ ra ngay khi chênh lệch nhiệt độ.
Tuy nhiên, sự thực lại diễn ra như hình dưới đây.
Tảng băng phát nổ khi đổ đồng nóng chảy vào.
Để thấy rõ hơn, xin mời các bạn theo dõi video sau. Xin lưu ý rằng thí nghiệm này rất nguy hiểm, nên tuyệt đối không thực hiện ở nhà.
Chỉ vài giây sau khi tiếp xúc với đồng nóng chảy, tảng băng không những vỡ tung ra, mà kèm theo một tiếng nổ lớn.
Thực chất, chuyện tảng băng vỡ ra là một hiện tượng vật lý bình thường, xảy ra khi vật rắn tiếp xúc với một nhiệt độ quá cao.
Nước đóng băng ở 0 độ C, đồng nóng chảy ở... 1.000 độ C, vì thế chuyện tảng băng vỡ nát cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng tại sao lại có tiếng nổ? Chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải ngay sau đây.
Hiện tượng "Nổ hơi nước" - Steam Explosion
Nguyên nhân của tiếng nổ là hiện tượng "nổ hơi nước" - Steam Explosion. Đây là hiện tượng diễn ra khi nước tiếp xúc với một nhiệt độ cực cao (thường là từ các kim loại nóng chảy), khiến nước bốc hơi quá nhanh.
Việc hơi nước bốc lên nhanh chóng đã khiến thể tích khu vực xung quanh tăng lên. Thể tích tăng lên nhanh chóng nhưng hơi nước thì không thể thoát ra kịp đã đẩy mạnh áp suất và rồi đến thời điểm nhất định, toàn bộ năng lượng được giải phóng.
Trong thí nghiệm trên cũng vậy. Nước đã bốc hơi quá nhanh nhưng đồng nóng chảy lại ngăn không cho nước thoát ra, dẫn đến việc áp suất đẩy lên nhanh chóng. Và tất nhiên, tảng băng mỏng manh không thể đủ để chịu đựng áp lực tăng quá nhanh.
Những vụ nổ như vậy thường rất nguy hiểm, do hơi nước, nước nóng và kim loại nóng chảy sẽ bắn ra mọi hướng, có thể gây bỏng rất dễ dàng như trường hợp trong video trên.
Anh chàng này, dù đã có găng tay bảo vệ nhưng vẫn bị bỏng.
Đây cũng là một trong những thảm họa dễ gặp phải trong các lò phản ứng hạt nhân. Ngoài ra, thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng này khi... núi lửa phun dung nham xuống đại dương.
Dung nham tiếp xúc với nước biển gây hiện tượng "nổ hơi nước".
Vụ nổ hơi nước tại biển Waikupanaha (Hawaii, Mỹ) khi núi lửa Kilauea hoạt động.

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?
Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"
Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?
Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại
Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.

Khám phá bí mật rãnh Mariana
Môi trường bí ẩn tại nơi sâu nhất của biển khơi, cũng là nơi sâu nhất địa cầu, đang dần được giới khoa học khám phá.
