Đứng ở Trạm Vũ trụ quốc tế, bạn có thể nhìn thấy gì?
Lần đầu tiên trong lịch sử Trạm Vũ trụ quốc tế đã có một kênh YouTube riêng truyền hình ảnh về Trái đất liên tục 24/7.
Trạm Vũ trụ quốc tế có tên tiếng Anh là International Space Station (viết tắt là ISS) với mô-đun đầu tiên được đưa lên quỹ đạo vào ngày 20/11/1998. Đây được coi là công trình biểu tượng cho sự đoàn kết và chia sẻ công nghệ của thế giới với hơn 17 cường quốc cùng tham gia chế tạo.
ISS được đặt ở độ cao dao động từ 150 đến 250km so với mực nước biển.
Nằm ở độ cao dao động từ 150 đến 250km so với mực nước biển và di chuyển thường xuyên với tốc độ trung bình khoảng 17.500km/h, việc giao tiếp giữa ISS và Trái đất từng rất khó khăn trong quá khứ do những hạn chế về mặt công nghệ. Nhưng kể từ tháng 8/2016, một cầu truyền hình trực tiếp từ ISS đã ra đời với những hình ảnh về cuộc sống và công việc của những phi hành gia trên trạm được truyền thẳng về Trái đất.
Những hình ảnh này được truyền về với độ nét cao (1080p) và tất cả mọi người đều có thể truy cập vào YouTube để theo dõi miễn phí.
Bạn sẽ được chứng kiến tất cả những hình ảnh về các hoạt động trên trạm vũ trụ này trực tiếp cùng lúc với Houston - Trung tâm giám sát điều khiển mặt đất của ISS. Hình ảnh được truyền về từ những máy quay lắp sẵn bên trong và ngoài trạm cũng như trên các máy quay mini được các phi hành gia gắn vào đồ bảo hộ mỗi khi họ đi "bách bộ" ngoài không gian.
Phi hành gia đang làm việc bên trong Trạm vũ trụ quốc tế.
Bạn có thể được xem những khó khăn mà các phi hành gia phải đối mặt ở môi trường không trọng lực khi mà ngay cả việc đơn giản nhất là... đi vệ sinh cũng phải tuân theo một quy trình bao gồm... 8 bước. Hay hình ảnh về những cơn bão khổng lồ được nhìn từ độ cao 200.000km. Thậm chí là cực quang mỗi khi Trạm vũ trụ ISS đi qua Bắc Cực. Hiện tại những hình ảnh này được truyền tải trực tiếp 24/7 và nếu rảnh rỗi bạn có thể dành cả ngày để ngắm nhìn Trái đất từ trên cao qua kênh YouTube này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
