Dùng ruồi biến rác thải thành thức ăn cho vật nuôi

Theo phóng viên tại Pretoria, mới đây, công ty AgriProtein đã khởi công xây dựng trại ruồi trên quy mô công nghiệp đầu tiên tại thành phố Cape Town, Nam Phi.

Đây là kết quả của công trình nghiên cứu biến rác thải thành chất đạm mà công ty này phối hợp với các nhà khoa học tại Khoa Dinh dưỡng Động vật thuộc Đại học Stellenbosch (Nam Phi) tiến hành trong 5 năm qua - một ý tưởng được đánh giá là có thể cách mạng hóa thị trường thức ăn gia súc toàn cầu.

Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2015, trại ruồi trị giá 11 triệu USD tại Cape Town này dự kiến sẽ sản xuất 7 tấn MagMeal (Maggot Meal - thức ăn từ giòi), 3 tấn MagOil (dầu từ giòi) và 20 tấn MagSoil (phân bón từ giòi) mỗi ngày.

Dùng ruồi biến rác thải thành thức ăn cho vật nuôi
Ảnh: lancaster.unl.edu

MagMeal là loại thức ăn rất tốt cho cá và đặc biệt là gà. Ngoài ra, đây là một nguồn thức ăn bền vững, giúp bảo vệ môi trường và gìn giữ nguồn hải sản bị đánh bắt làm thức ăn cho vật nuôi.

Để có được sản lượng lớn như vậy, AgriProtein sẽ nuôi khoảng 8,5 tỷ con ruồi và cho giòi nở từ trứng của chúng ăn chất thải hữu cơ vốn rất dồi dào trong thực tế - trong đó có các loại thức ăn thừa hoặc thực phẩm đã hết hạn sử dụng, chất thải từ các lò mổ, chất thải động vật…

Những ấu trùng này sau đó sẽ được thu hoạch và sấy khô thành một loại thức ăn tự nhiên, được đặt tên và đăng ký nhãn hiệu MagMeal. Quá trình sản xuất này còn tạo ra một loại dầu (MagOil) và phân bón giàu dinh dưỡng (MagSoil).

Agriprotein cho biết sẽ triển khai cấp giấy phép công nghệ tái chế chất dinh dưỡng cho vật nuôi theo cách này ra toàn thế giới vào năm 2015.

Một quan chức của công ty này nhấn mạnh: "Trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy việc tái chế các loại chất dinh dưỡng thải bỏ cũng bình thường như việc tái chế giấy, kim loại hay thủy tinh vậy".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News