Dựng tóc gáy sức mạnh "Cha của Các loại bom" Nga
5 năm sau khi "Mẹ của Các loại bom" Mỹ được ra đời, phía Nga đã có câu trả lời với loại "Cha của Các loại bom" có sức công phá lớn gấp... 4 lần.
Danh hiệu quả bom phi hạt nhân có sức công phá mạnh nhất thế giới chỉ thuộc về GBU-43/B hay còn có tên "Mẹ của Các loại Bom" trong vỏn vẹn 5 năm trước khi ngươi Nga chính thứ lên tiếng đáp trả với quả "Cha của Các loại Bom" với sức công phá lớn gấp 4 lần quả Bom Mẹ của Mỹ.
Cụ thể, vào ngày 11/9/2007, phía Nga đã thử nghiệm loại bom phi hạt nhân có sức công phá lớn nhất lịch sử nhân loại lúc bấy giờ thành công, đưa Nga trở thành quốc gia sản xuất được quả bom có sức công phá lớn nhất thế giới, vượt qua quả Bom Mẹ của Mỹ.
Sức công phá của Bom Cha tương đương với 44 tấn TNT.
Sức công phá của của Bom Mẹ GBU-43/B tương đương với khoảng 11 tấn TNT, tuy nhiên với quả Bom Cha, dù có trọng lượng chỉ 7,1 tấn nhưng sức công phá của nó lại tương đương với 44 tấn TNT. Sở dĩ có sức nổ lớn như vậy là do Cha của Các loại Bom sử dụng hỗn hợp nổ bí mật có sức công phá cực mạnh được các nhà khoa học Nga thiết kế ra, thậm chí các nhà khoa học Nga còn cho rằng sức nổ tương đương 44 tấn TNT chưa phải là sức nổ mạnh nhất quả bom này có thể đạt được. Loại thuốc nổ này là một dạng hợp chất của TNT, Aluminium và Ethylene oxide, kèm theo một vài thành phần bí mật khác.
Bom Cha được thiết kế để thả từ máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Loại bom này của Nga thực chất là bom không có dẫn đường, nó chỉ có khả năng rơi thẳng xuống đất và phát nổ chứ không thể tự "lái" được hướng bay như Bom Mẹ GBU-43/B của Mỹ.
Bom Cha hoàn toàn có thể thay đổi cho một vài hệ thống vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ với sức nổ gần như tương đương.
Trọng lượng chính xác của quả Bom Cha của Nga là 7,1 tấn, nhẹ hơn 30% so với quả Bom Mẹ, sức nổ tương đương 44 tấn TNT gấp bốn lần quả Bom Mẹ, bán kính vụ nổ được quả Bom Cha tạo ra là 300 mét, lần gấp đôi bán kính nổ của quả Bom Mẹ. Trên lý thuyết, Bom Cha hoàn toàn có thể thay đổi cho một vài hệ thống vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ với sức nổ gần như tương đương. Tuy nhiên do không có hệ thống dẫn đường nên loại bom này vẫn không thể có được lợi thế như các loại tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
10 năm kể từ khi ra đời, Bom Cha vẫn giữ vững kỷ lục là loại vũ khí phi hạt nhân có sức nổ lớn nhất thế giới, mặc dù vậy, quả bom này vẫn chưa một lần được mang ra thực chiến mà mới chỉ thí nghiệm trên các bãi nổ thử nghiệm.
- Tại sao "Mẹ của các loại bom" nổ trên không thay vì dưới đất?
- "Bom mẹ" của Mỹ không mạnh bằng "Bom cha" của Nga?