Đừng tưởng bạn đã biết: Đếm tiếng dế kêu cũng có thể tính ra nhiệt độ ngoài trời!

Thật khó tin khi số tiếng dế kêu lại cho phép bạn tính toán được nhiệt độ ngoài trời phải không nào? Nhưng các nhà khoa học còn đưa ra cả công thức cụ thể.

Có thể bạn đã nghe tiếng dế kêu (gáy) rất nhiều lần vào ban đêm, bạn cũng biết rằng chúng kêu do sự cọ sát ở đôi cánh cứng ở bên ngoài của dế nhằm thu hút bạn tình (chỉ dế trống mới gáy được) hay cảnh báo nguy hiểm.

Tuy nhiên có một bí mật mà không phải ai cũng biết: Đó là bạn có thể biết nhiệt độ ngoài trời đang là bao nhiêu dựa vào số lần kêu của dế!

Nghe có vẻ khó tin phải không nào? Nhưng mối liên hệ giữa nhiệt độ và tiếng kêu của dế lại hoàn toàn có thể biểu diễn được bằng một đẳng thức toán học. Đó là phát hiện của nhà vật lý Amos Dolbear vào năm 1897.

Tới năm 2007, tiến sĩ Peggy LeMone của NASA đã tiến hành chương trình "The GLOBE" nhằm nghiên cứu lý thuyết trên để có thể đưa ra một công thức khoa học cụ thể, và dưới đây là công thức mà bà tìm được:

1. Công thức tính theo nhiệt độ đo Fahrenheit (độ F)

Công thức tính theo độ F sử dụng mỗi quãng thời gian dài 14 giây, bạn chỉ cần đếm số lần kêu của dế trong 14 giây rồi sau đó công thêm 40 để có được nhiệt độ tính theo đơn vị F, có công thức: n + 40 = nhiệt độ F. (Trong đó n là số tiếng gáy trong 14 giây).

Ví dụ: Nếu trong 14 giây, bạn đếm được 35 tiếng gáy của dế thì nhiệt độ lúc này ở ngoài trời đang là 35 + 40 = 75 độ F.

2. Công thức tính theo nhiệt độ đo Celsius (độ C)


Nhiệt độ và tiếng dế kêu có mối liên hệ mật thiết. (Ảnh: Google Sites).

Khác cách tính trên, bạn cần đếm số lần gáy của dế trong khoảng 25 giây, sau đó chia số quãng cho 3 và cuối cùng cộng với 4 để có được nhiệt độ. Công thức: n/3+4= nhiệt độ (trong đó n là số quãng).

Ví dụ: Bạn đếm được 54 tiếng gáy trong 25 giây, như vậy nhiệt độ ngoài trời sẽ là 54/3+4 = 22 độ C.

Lần sau, nếu nghe tiếng dế kêu, hãy thử đếm số lần gáy của chúng để tính toán xem nhiệt độ bên ngoài là bao nhiêu. Bạn sẽ bất ngờ vì sự chính xác của nó đấy!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?

Thời gian thực sự có thể quay ngược hay không?

Chúng ta luôn mong muốn có thể quay ngược thời gian để sữa chữa một lỗi lầm, để trải nghiệm lại những kỷ niệm xưa.

Đăng ngày: 07/04/2025
Top 15 món ăn

Top 15 món ăn "khó nuốt" nhất thế giới, bạn có dám thử?

Nhện đen chiên giòn, chuột bao tử, pín bò… là những món ăn siêu kinh dị khiến bạn chỉ nhìn thôi cũng đủ sởn gai ốc!

Đăng ngày: 07/04/2025
Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh

Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh

Những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.

Đăng ngày: 06/04/2025
Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Vanderbilt, Tennessee (Mỹ) cho thấy việc gõ bàn phím kiểu "mổ cò" một ngón tay thực tế không chậm hơn so với gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.

Đăng ngày: 05/04/2025
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News