Dùng vi khuẩn khắc phục sự cố dầu tràn
Các nhà khoa học đã giải mã bộ gene của những loài vi khuẩn có khả năng loại bỏ dầu ra khỏi nước, trả lại hệ sinh thái trong lành cho biển.
Năm 2010, Deepwater Horizon được xem là thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sự việc xảy ra khi một giàn khoan dầu ngoài khơi của Tập đoàn BP phát nổ trên vịnh Mexico, làm tràn 4,9 triệu thùng dầu ra các vùng nước xung quanh. Sự cố gây thiệt hại trên diện rộng đối với các loài hải sản, thủy sản và các hệ sinh thái đầm lầy trải dài từ thủy triều xuống đáy biển sâu.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng phản ứng khẩn cấp dùng nhiều cách nhằm loại dầu khỏi Vịnh. Họ hớt trên mặt nước, đốt cháy và dùng các chất phân rã hóa học để phá vỡ chúng thành các giọt nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lo ngại vì dầu tràn chìm xuống đáy đại dương sẽ gây ra tác hại lớn với môi trường.
Nhóm nhhà khoa học đã phân tích gene và cho rằng có thể can thiệp để tăng mật độ vi khuẩn loại dầu tối ưu trong nước biển - (Ảnh: US Army Environmental Command/Flickr).
Trước sự cố tràn dầu Deepwater Horizon, các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng vi khuẩn biển rất hiệu quả trong việc loại bỏ dầu từ nước biển. Vì vậy, nhiều chuyên gia tin vi khuẩn biển sẽ tiêu thụ một lượng lớn dầu từ sự cố và giúp vùng Vịnh hồi phục.
Trong một nghiên cứu gần đây, họ đã tiến hành phân tích ADN để xác nhận rằng một số loại vi khuẩn biển có hiệu quả phá vỡ một số thành phần hóa học dầu mỏ chính của vụ tràn dầu.
Nhìn chung, kết quả cho thấy một số vi khuẩn không chỉ chịu được mà còn phá vỡ được dầu qua đó giúp quá trình dọn dẹp. Bằng việc hiểu làm cách nào hỗ trợ các vi khuẩn nhỏ bé xuất hiện tự nhiên, chúng ta có thể quản lý hậu quả của sự cố tràn dầu tốt hơn.
Trước khi vụ tràn dầu xảy ra, nước trong Vịnh Mexico chứa rất nhiều loại vi khuẩn phyla khác nhau. Ngay sau sự cố, vi khuẩn trở nên kém đa dạng nhưng một loại phylum tăng số lượng đáng kể. Điều này chỉ ra rằng nhiều loại nhạy cảm với dầu nhưng một vài loại có thể sống.
Tràn dầu, ngoài bàn tay của con người còn cần đến sự hỗ trợ của vi khuẩn - (Ảnh: BI).
Các nhà khoa học đã dùng công nghệ mới cho phép họ có mã di truyền của vi khuẩn hoạt động ở vịnh mà không cần phải nuôi chúng trong phòng thí nghiệm. Sau nhiều phân tích phức tạp do một giọt nước chứa không biết bao nhiêu vi khuẩn đòi hỏi các nhà khoa học phân tích kỹ lưỡng để tìm ra đúng loài cần tìm.
Sau đó, họ nghiên cứu kỹ hơn về bộ gene của chúng và thấy rằng có thể cần một cộng đồng đa dạng các loại vi sinh vật phân hủy các chất từng bước chứ không phải chỉ một loài.
Nhờ đó, giờ đây chúng ta có thể yên tâm hơn rằng hệ sinh thái biển có khả năng tự phân hủy các chất ô nhiễm do tràn dầu gây ra. Con người có thể can thiệp để tăng mật độ vi khuẩn tối ưu trong nước biển và gặt hái nhiều lợi ích từ khả năng tự nhiên của chúng.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
