"Đường tàu ngược thời gian" lao thẳng vào kho báu 2.200 năm
Sau hàng loạt cung điện, mộ cổ, khu định cư... nhiều thời kỳ, công trình xây đường tàu cao tốc HS2 tiếp tục giúp các nhà khảo cổ tìm ra một kho báu được đánh giá là cực kỳ quan trọng.
Đó là một kho tiền xu được sản xuất từ thế kỷ thứ 1 và 2 trước Công Nguyên, vừa là một trong những loại tiền xu cổ xưa nhất từng được lưu hành, vừa là bằng chứng cho một bước tiến mới trong công nghệ luyện kim.
3 trong số những đồng xu cổ vừa được khai quật - (Ảnh: HS2).
Theo Acient Origins, các hiện vật được phát hiện ở một nơi hẻo lánh thuộc quận Hillingdon, phía Tây London, trong quá trình khảo sát khu vực mà đường tàu cao tốc HS2 nối Brimmingham và London.
Theo bà Emma Tetlow, giám sát viên của công ty Costain Skanska đang phụ trách khảo sát khu vực trước khi chính thức xây đường tàu, một cơn bão trước đó đã cuốn trôi bớt lớp đất bên trên, giúp họ nhanh chóng phát hiện ra một mảng đất có màu xanh lục đậm - xanh lam cho thấy có kim loại bị oxy hóa.
"Kho báu" tại hiện trường - (Ảnh: HS2)
Họ đã đào được tổng cộng 300 đồng tiền xu được gọi là "potins", dùng để chỉ loại tiền làm bằng hợp kim đồng/thiếc/chì, được sản xuất vào thế kỷ thứ 1 và 2 trước Công Nguyên.
Bộ sưu tập, được đặt lên Hillingdon Hoard, được coi là một trong những bộ sưu tập tiền xu thời kỳ đồ sắt quan trọng nhất được tìm thấy trên đất Anh, vì chứa đựng những dữ liệu lịch sử vô cùng phong phú. Những chiếc bình đựng tiền cho thấy nó thuộc về giai đoạn đầy biến động trong thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, khi các bộ lạc Celtic kiểm soát hầu hết đất Anh cổ đại, nhưng người La Mã đang lăm le xâm lược.
Những đồng tiền xu có vẻ được chôn cất một cách có chủ ý, có thể là chứng minh quyền sở hữu đối với mảnh đấy đó, hay một vật hiến tế cho các vị thần bởi gần đó có một khu vực được cư dân bản địa coi là rừng và suối thiêng. Không loại trừ khả năng người ta đơn giản chôn nó để giấu đi.
Trước đó, công trình xây đường tàu HS2 đã vô tình trở thành cuộc khai quật khảo cổ lớn nhất nước Anh, bởi liên tiếp đào lên các di tích từ thời kỳ đồ đá đến cận đại, những khu nghĩa trang cổ với hàng chục ngàn ngôi mộ... Thông thường có tới hơn 1.000 nhà khảo cổ làm việc rải rác khắp chiều dài công trình.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
