Ếch "người sói" tự bẻ gãy xương làm vũ khí

Loài ếch lông Trichobatrachus robustus sẽ vỡ xương của mình để tạo ra vũ khí khi bị dồn vào tình huống đe dọa.

Ếch người sói tự bẻ gãy xương làm vũ khí
Ếch Trichobatrachus robustus có vũ khí bí mật ở chân sau. (Ảnh: Wikimedia)

Móng vuốt đâm thẳng qua các ngón chân khiến ếch T. robustus trở nên khá nguy hiểm. Đó là lý do các thợ săn người Cameroon phải sử dụng giáo và mác dài để giết ếch lấy thịt và tránh bị đâm trúng, theo ZME Science.

Những con đực thuộc loài T. robustus hay còn gọi là "ếch kinh dị" hoặc "ếch người sói" có cấu trúc giống lông trên cơ thể và đùi trong mùa giao phối. Nhưng đó không phải những sợi lông mà trên thực tế chúng là trung bì nông, chứa nhiều mạch máu và đóng vai trò giống mang cá. Cấu trúc này giúp ếch hấp thu nhiều oxy qua da hơn trong khi nuôi con.

Nhưng đặc điểm đáng chú ý nhất của T. robustus là móng vuốt ở chân sau, nằm ẩn bên trong khối mô liên kết. Móng vuốt của chúng hoàn toàn cấu tạo từ xương và nối liền với cơ bắp ở một đầu. Khi con ếch bị tấn công, nó sẽ co cơ bắp để đẩy móng vuốt xuống phía dưới. Đầu nhọn của móng vuốt tách khỏi xương nối và lộ ra qua gan bàn chân. Theo nhà động vật học David Wake ở Đại học California, Berkeley, dường như đây là phương pháp tự vệ độc nhất trong vương quốc động vật.

Giới nghiên cứu chưa từng chứng kiến ếch T. robustus thu lại móng vuốt. Do không có cơ bắp nào để kéo móng vuốt vào trong da, họ cho rằng móng vuốt của loài ếch này không thể thu gọn lại nhưng không thể khẳng định chắc chắn.

Dù có vẻ ngoài đáng sợ, ếch T. robustus đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Sự biến mất nhanh chóng của rừng mưa ở Cameroon do chặt phá rừng, mở trang trại và khai thác mỏ đe dọa môi trường sống của chúng. Ngoài ra, chúng cũng bị đe dọa bởi nạn buôn lậu và bị người Bakossi săn bắt để làm thuốc chữa bệnh vô sinh. Các nhà nghiên cứu đang làm việc với những tổ chức bảo tồn để nâng cao ý thức về tầm quan trọng của công tác bảo tồn rừng mưa, đồng thời kêu gọi quy định chặt chẽ hơn để ngăn chặn nạn buôn lậu và sưu tập ếch trái phép.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy loài cá mới kỳ lạ, có cấu trúc giống sừng bí ẩn ở phía sau đầu

Tìm thấy loài cá mới kỳ lạ, có cấu trúc giống sừng bí ẩn ở phía sau đầu

Loài cá mới này có tên là Sinocyclocheilus longicornus, sinh sống trong một hang động hoàn toàn tối tăm ở phía tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/01/2023
Loài nhện có nọc độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông nguy hiểm như thế nào?

Loài nhện có nọc độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông nguy hiểm như thế nào?

Nhện góa phụ đen (tên khoa học là: Latrodectus Mactans) có thể được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, nhưng sinh sống nhiều nhất tại phía Nam nước Mỹ và phía Tây bán cầu.

Đăng ngày: 30/01/2023
Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang tiêm nọc độc

Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang tiêm nọc độc

Ngụy trang thất bại, tắc kè hoa bị rắn boomslang lao đến tấn công, truyền chất độc từ răng nanh vào cơ thể.

Đăng ngày: 29/01/2023
Loài mèo hiểu ngôn ngữ con người như thế nào?

Loài mèo hiểu ngôn ngữ con người như thế nào?

Mèo cũng có thể nhận ra chủ khi nói với chúng, và sẽ suy ra ý nghĩa của người chủ dựa trên cách họ nói và hành động. Tuy nhiên, mèo không thể hiểu được ngôn ngữ trong toàn diện như con người.

Đăng ngày: 29/01/2023
Loài voi có thể là

Loài voi có thể là "chìa khóa" để cứu Trái đất

Theo nghiên cứu mới, những con voi rừng nhiệt đới có thể có những tác động “sâu sắc” đối với hệ sinh thái rừng - và có thể cung cấp giải pháp giúp con người chống lại biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 28/01/2023
Top 11 loài mèo quý hiếm nhất thế giới

Top 11 loài mèo quý hiếm nhất thế giới

Dưới đây là 9 loài mèo hoang dã được xếp diện cực kỳ nguy cấp, quý, hiếm và được bảo vệ trên toàn cầu.

Đăng ngày: 28/01/2023
Thợ săn tay không bắt trăn Miến Điện dài gần 5m

Thợ săn tay không bắt trăn Miến Điện dài gần 5m

Con trăn Miến Điện dài gần 4,8m ở trong khu bảo tồn tự nhiên tại bang Florida bị chuyên gia bắt rắn Josh Turner tóm gọn.

Đăng ngày: 28/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News