Elon Musk hé lộ nguyên mẫu tàu Starship mới
SN6, nguyên mẫu tiếp theo của tàu vũ trụ chở người lên Mặt trăng và sao Hỏa, có kích thước lớn hơn so với nguyên mẫu SN5.
Ảnh chụp hai nguyên mẫu của tàu vũ trụ Starship đứng cạnh nhau được Elon Musk, giám đốc điều hành SpaceX, chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, hôm 12/8. Hiện nay, SpaceX đang phát triển tàu Starship ở cơ sở chế tạo tại làng Boca Chica tại Texas. Trong ảnh, nguyên mẫu SN5 vừa bay thử quãng ngắn hồi đầu tháng 8/2020 được đặt cạnh mô hình SN6 mới.
Nguyên mẫu SN5 (bên trái) và SN6. (Ảnh: Twitter).
Bức ảnh thể hiện kích thước ấn tượng của các nguyên mẫu, ngay cả khi thiếu một số đặc điểm ở thiết kế cuối cùng. Theo dự kiến, mẫu tàu cuối cùng sẽ dài 50m và có đường kính 9m. Tên lửa đẩy Super Heavy sẽ giúp tàu rời khỏi Trái đất. Tổng chiều dài của hệ thống tên lửa đẩy - tàu vũ trụ là 122m.
Kích thước đồ sộ của nguyên mẫu tàu Starship hoàn toàn áp đảo những chiếc xe hơi đỗ bên dưới. Theo thiết kế, tàu Starship có thể chở 100 người vào không gian cùng lúc với khoang điều áp có thể tích khoảng 1.000m3. Nguyên mẫu SN5 thực hiện chuyến bay thử đầu tiên tới độ cao 150m hôm 4/8 bằng một động cơ Raptor. Mẫu tàu cuối cùng sẽ sử dụng 6 động cơ.
Musk giải thích hai nguyên mẫu trong ảnh có tấm chắn nhiệt rất giống nhau. Hồi tháng 1/2019, SpaceX từng kiểm tra độ bền của tấm chắn nhiệt khi nâng nhiệt độ thử nghiệm tới 1.100 độ C. Đây là bộ phận rất cần thiết bởi tàu Starship sẽ bay vào khí quyển ở tốc độ khoảng 27.000km/h. Musk chia sẻ các nguyên mẫu tiếp theo sẽ có một số chỉnh sửa. SN7 sẽ sở hữu bình nhiên liệu bằng hợp kim mới trong khi SN8 có thêm cánh thân và chóp hình nón.
SpaceX đang thử nghiệm nhiều thay đổi về mặt vật liệu. Hồi tháng 6/2020, công ty chuyển từ hợp kim 301 sang 304L khi chế tạo bình nhiên liệu. Công ty dự kiến thực hiện hàng loạt thử nghiệm bay quãng ngắn với các nguyên mẫu trước khi tên lửa tiến hành nhiệm vụ đầu tiên theo dự kiến vào năm 2021.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
