ESA muốn xây dựng căn cứ trên mặt trăng

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) muốn xây một căn cứ không gian trên mặt trăng. Căn cứ này có thể sẽ thay thế Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong tương lai.

ESA muốn xây căn cứ không gian trên mặt trăng

Ý tưởng táo bạo này do giáo sư Jan Woernerc của ESA đề xuất. Căn cứ có tên là Lunarville. Thậm chí, các nhà khoa học còn có ý định trồng cây trên mặt trăng trong các nhà kính. Cách Trái đất hơn 370.000 km, họ chỉ mất khoảng 2 ngày để đi từ Trái đất đến Lunarville.


Hình minh họa căn cứ trên mặt trăng - (Ảnh chụp màn hình ESA)

"Xây dựng trạm không gian trên mặt trăng có thể sẽ kích hoạt làn sóng đổi mới công nghệ trên Trái đất", giáo sư Woernerc cho biết. Không những vậy, vùng tối của mặt trăng là nơi lý tưởng để lắp đặt các kính thiên văn. Con người có thể nhìn xa hơn vào không gian sâu thẳm mà không bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như ở Trái đất, ông nói thêm.

Ban đầu trên mặt trăng, các nhà khoa học sẽ cần nguồn thực phẩm và vật liêu xây dựng. Sau đó, họ có thể tạo ra nước từ khí hydro và bắt đầu trồng cây trong nhà kính.


Hình minh họa căn cứ nhìn từ trên không - (Ảnh chụp màn hình ESA)

Các nhà khoa học có thể lưu trú trên mặt trăng suốt vài tháng. Ngoài ra, ESA sẽ phải thiết lập một tuyến đường vận chuyển ổn định giữa mặt trăng và Trái đất, phòng các trường hợp cấp cứu khi cần thiết, theo Mirror.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của dự án táo bạo này có lẽ không phải ở yếu tố khắc nghiệt của vũ trụ mà ở khoản kinh phí khổng lồ. Chi phí để xây một trạm không gian ước tính hơn 112 tỉ USD, chi phí xây Lunarville có thể sẽ lớn hơn.

Dự án có thể mở ra triển vọng khai thác các nguồn tài nguyên quý giá trên mặt trăng mà ở Trái đất có rất ít. Ví dụ điển hình là khí Helium 3, một loại nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất điện hạt nhân sạch và an toàn.

Giáo sư Woerner cho biết ông tin rằng các nước châu Âu sẽ cùng bắt tay để thực hiện dự án và Đại học Kỹ thuật Darmstadt (Đức) đang nghiên cứu cấu trúc cho các ngôi nhà trên mặt trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News