Ettore Majorana - Nhà vật lý thiên tài biến mất bí ẩn

Từng được xếp ngang với Galilei và Newton, nhà vật lý Ettore Majorana mất tích khi đang gặt hái nhiều thành tựu trong sự nghiệp.

Từ khi còn rất nhỏ, Ettore Majorana đã bộc lộ tố chất của một nhà toán học hoặc vật lý xuất sắc. Sinh năm 1906 tại Sicily, Majorana tốt nghiệp trung học sớm và chuyển tới Rome để nghiên cứu kỹ thuật và vật lý dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel Enrico Fermi. Fermi được trao giải Nobel nhờ chứng minh sự tồn tại của những nguyên tố phóng xạ mới tạo bởi bức xạ neutron và tham gia phát hiện phản ứng hạt nhân xảy ra do neutron chậm. Ông rất ấn tượng với Majorana, người sau này trở thành đồng nghiệp của ông, theo IFL Science.

Ettore Majorana - Nhà vật lý thiên tài biến mất bí ẩn
Ettore Majorana là nhà vật lý trẻ được Fermi đánh giá cao. (Ảnh: Kanijoman).

"Có vài nhóm nhà khoa học trên thế giới. Những người ở hạng hai hoặc ba cố gắng hết sức nhưng không bao giờ tiến quá xa. Hạng nhất là những người có phát hiện quan trọng, cốt yếu đối với tiến bộ khoa học. Nhưng cũng có những thiên tài như Galilei và Newton. Majorana là một trong số đó", Fermi chia sẻ.

Trong sự nghiệp ngắn ngủi, Majorana đạt được rất nhiều thành tựu. Ông thậm chí có thể giành giải Nobel nhờ phát hiện neutron. Trên thực tế, người được trao giải cho phát hiện này là James Chadwick vào năm 1935. Năm 1931, Irène Curie và Frédéric Joliot nghiên cứu bức xạ do beryl bắn vào sáp paraffin, đẩy proton ra khỏi nguyên tử hydro, khiến chúng dịch chuyển và bật trở lại ở tốc độ cao. Cặp đôi cho rằng thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của hạt photon do đó là hạt trung hòa duy nhất mà họ biết vào thời điểm ấy. Tuy nhiên, Majorana và không lâu sau là Chadwick nhận ra hạt bí ẩn phải trung hòa và có khối lượng gần bằng proton để có thể đẩy proton.

Majorana viết cho Fermi về giả thuyết của ông và Fermi bảo ông viết bài báo, nhưng điều đó không xảy ra. Chadwick có thời gian tiến hành thí nghiệm riêng và công bố kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, Majorana đã có sự nghiệp xuất chúng. Ông từng làm việc với Bohr và Heisenberg cũng như Fermi, phát triển học thuyết về hạt nhân của Heisenberg, và dự đoán về hạt Majorana fermion, được quan sát vào năm 2014.

Năm 1938, Majorana biến mất. Vào ngày 25/3, ông để lại lời nhắn cho Antonio Carrelli, giám đốc Viện vật lý Naples để báo ông sẽ không quay trở lại. Sau đó, ông gửi bức thư thứ hai từ Palermo, cho biết ông sẽ quay trở lại ngày hôm sau, nhưng không có ý định tiếp tục dạy học. Tuy nhiên, Carrelli rất lo lắng và liên lạc với gia đình của Majorana. Cảnh sát xác nhận Majorana di chuyển từ Palermo tới Naples bằng tàu hơi nước vào ngày 25/3 nhưng không ai nhìn thấy ông kể từ sau đó.

Một giả thuyết về sự biến mất của Majorana là ông đã tự sát. Nhưng những người khác cho rằng tài sản tiết kiệm của Majorana bị rút sạch một tuần trước khi ông biến mất, chứng tỏ ông có thể quyết định chuyển ra nước ngoài hoặc gia nhập tu viện. Thậm chí, có giả thuyết suy đoán Majorana bị Đức Quốc xã ám sát vì lo sợ công trình của ông có thể dẫn tới sự ra đời của một quả bom nguyên tử trước họ.

Tuy nhiên, vào năm 2008, một nhân chứng gọi điện thoại tới chương trình truyền hình của Italy mang tên Chi l'ha visto (Người đã nhìn thấy anh ta), kể rằng người đó có một bức ảnh chụp Majorana. Thông tin này thúc đẩy Sở Tư pháp Rome điều tra lại vụ án. Cảnh sát Italy phân tích bức ảnh và phát hiện điểm tương đồng trong bức ảnh chụp người đàn ông hơn 50 tuổi tên Bini và những bức ảnh trước đó của Majorana.

Tháng 2/2015, Văn phòng Sở Tư pháp Rome thông báo Majorana thực sự vẫn còn sống sau khi biến mất khỏi Naples. Ông đã chuyển đến ở ẩn tại Nam Mỹ, nơi ông sống cho đến khi qua đời. Cảnh sát tin chắc Majorana vẫn giữ liên lạc với chú ông là nhà vật lý Quirino Majorana, thảo luận những chủ đề khoa học dưới tên WG Conklin. Một tấm bưu thiếp từ Quirino được tìm thấy trong xe của Bini.

Tại sao Majorana lại rời bỏ công việc và gia đình để sống ẩn dật tại một nơi khác trên thế giới? Một số thành viên trong gia đình cũng như các nhà nghiên cứu cho rằng, Majorana tìm cách trốn tránh do lo sợ những hậu quả về mặt đạo đức và tâm lý từ công việc của mình, giúp tạo ra vũ khí nguyên tử, khiến cho ông cảm thấy bất lực với bản thân, dẫn đến quyết định tiêu cực trên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên tài bị quên lãng giúp thay đổi hiểu biết về vũ trụ

Thiên tài bị quên lãng giúp thay đổi hiểu biết về vũ trụ

Jeremiah Horrocks là một nhà thiên văn học người Anh, sinh vào năm 1619 và mất vào năm 1641, khi chỉ mới 22 tuổi.

Đăng ngày: 21/03/2023

"Nữ hoàng muối" Senegal: Cứu cả một thế hệ đất nước nhờ thứ gia vị màu trắng!

Dù sản xuất ra cả 500.000 tấn muối/năm nhưng Senegal vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu i-ốt.

Đăng ngày: 10/03/2023
Nghiên cứu mới gần đây minh oan cho Nữ hoàng Galla Placidia

Nghiên cứu mới gần đây minh oan cho Nữ hoàng Galla Placidia

Galla Placidia (? - 450) là con gái của Hoàng đế Theodosius I (347 - 395), quốc vương đầu tiên và cuối cùng của Vương triều Theodosius.

Đăng ngày: 09/03/2023
Top 7 nhà khoa học nữ gốc Việt được thế giới vinh danh

Top 7 nhà khoa học nữ gốc Việt được thế giới vinh danh

Nguyễn Thục Quyên, Hồ Thị Thanh Vân, Lưu Lệ Hằng, Huỳnh Mỹ Hằng... là nhà khoa học nữ người Việt nổi danh thế giới nhờ công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn.

Đăng ngày: 08/03/2023
Truyền thuyết về nữ bác sĩ đầu tiên trong lịch sử

Truyền thuyết về nữ bác sĩ đầu tiên trong lịch sử

Ngày nay, số lượng nam giới và nữ giới theo học ngành Y gần như ngang nhau, nhưng nhiều thế kỷ trước, phụ nữ bị cấm hành nghề chữa bệnh.

Đăng ngày: 16/02/2023
Thiên tài mắc hội chứng bác học hiếm gặp: Nhớ từng chữ trong hơn 12.000 cuốn sách, nhưng không thể tự cài cúc áo

Thiên tài mắc hội chứng bác học hiếm gặp: Nhớ từng chữ trong hơn 12.000 cuốn sách, nhưng không thể tự cài cúc áo

Dù 4 tuổi vẫn chưa biết đi, không thể tự cài được cúc áo do khuyết tật ở não bộ nhưng Kim Peek vẫn có khả năng ghi nhớ siêu phàm.

Đăng ngày: 15/02/2023
Chiếc ổ khóa chống trộm, chuyên gia mất 16 ngày để cạy

Chiếc ổ khóa chống trộm, chuyên gia mất 16 ngày để cạy

Khóa Bramah là một biểu tượng cho sự bảo mật tuyệt vời và được tuyên bố là không bị trộm cắp ngay cả khi đã bị mở ra.

Đăng ngày: 03/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News