EU cảnh báo nguy cơ hạn hán trên toàn châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại London, các cơ quan khí tượng của nhiều nước châu Âu đồng loạt cảnh báo nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng do lượng mưa đo được trong mùa Xuân năm nay thấp nhất trong mấy chục năm trở lại đây.
Tình trạng khô hạn bất thường này có thể khiến nhiều nhà máy điện phải ngừng phát điện, hoạt động giao thông đường thủy bị gián đoạn, đồng thời đe dọa mất mùa đối với sản xuất nông nghiệp ở châu Âu.
Theo một báo cáo được đưa ra hồi tuần trước, nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam nước Anh, miền Bắc nước Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Áo và một số quốc gia Đông Bắc Âu đã trải qua ba tháng khô hạn nhất trong 50 năm qua. Tính từ tháng 2 năm nay, lượng mưa đo được chỉ tương đương 25-60% mức trung bình dài hạn của các nước này.
Do thời tiết bất thường, năng suất lúa mì ở Pháp dự báo sẽ giảm từ 11,5-13% và của Đức giảm 7-9%. Còn ở vùng Đông Nam nước Anh, nông dân lo sợ sẽ mất mùa lúa mì nếu thời tiết tiếp tục khô hạn.
Những thông tin thiếu lạc quan trên đã khiến giá lúa mì trên thị trường thế giới tăng liên tiếp trong hai phiên giao dịch vào tuần trước.
Ngoài ra, do lượng mưa ít, một số nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu có thể bị tạm đóng cửa trong vài tháng nếu mực nước trên các con sông xuống thấp dưới mức cho phép để làm mát các lò phản ứng.
EDF - tập đoàn năng lượng Pháp điều hành 58 nhà máy điện hạt nhân của nước này, đã tuyên bố hoãn kế hoạch bảo dưỡng các nhà máy điện hạt nhân gần Eo biển Manche và Đại Tây Dương trong mùa hè này để bảo đảm cấp đủ điện trong trường hợp những nhà máy gần sông phải đóng cửa do thiếu nước.
Ngành giao thông đường thủy cũng được dự báo sẽ phải đối mặt với một số khó khăn do thời tiết bất thường gây ra. Theo Cơ quan khí tượng Đức, hạn hán đã làm mực nước các con sông ở một số nước châu Âu hạ xuống mức thấp nhất trong hơn 100 năm qua, gây khó khăn cho tàu thuyền đi lại, nhất là trên hai sông lớn nhất châu Âu là sông Rhine và sông Danube.
Trước tình hình trên, một số nước châu Âu đang nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Bộ trưởng Môi trường Pháp tuyên bố sẽ thành lập một nhóm chuyên gia để đánh giá thiệt hại do thời tiết khô hạn gây ra và đưa ra khuyến nghị. Tuần trước, Anh cũng đã tổ chức một hội nghị bàn các biện pháp chuẩn bị đối phó với hạn hán.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
