Facebook áp dụng AI để phiên dịch chính xác nội dung tiếng nước ngoài
Facebook lại một lần nữa sử dụng AI cao cấp để phát triển nền tảng của mình. Lần này, thay vì bị máy tính tự nghĩ ra ngôn ngữ làm “hết hồn”, Facebook lại chủ động sử dụng AI để giúp người dùng thông dịch ngôn ngữ nhanh và chính xác hơn khi lướt mạng xã hội này.
Theo một bài đăng từ một blog chính thức, đội ngũ nghiên cứu AI của Facebook đã chuyển toàn bộ công việc dịch ngôn ngữ sang cho AI. Đội Applied Machine Learning (tạm dịch: Machine Learning Ứng dụng) đã đào tạo trí tuệ nhân tạo để hiểu tốt hơn những khái niệm khó như tiếng lóng hay lỗi chính tả để cung cấp những bản dịch chính xác hơn tới người sử dụng.
Đội ngũ nghiên cứu AI của Facebook đã chuyển toàn bộ công việc dịch ngôn ngữ sang cho AI.
Họ sử dụng một mạng lưới thần kinh nhân tạo có tên là mạng thần kinh xoắn (CNN), vốn dĩ không phải lựa chọn phổ biến để dịch ngôn ngữ. Hướng tiếp cận thường dùng của các công ty khác thường là mạng lưới thần kinh nhân tạo tái phát (recurrent neural-network).
Khác biệt cơ bản giữa hai loại lưới thần kinh nhân tạo này nằm ở chỗ recurrent neural-network chỉ có thể xử lý các tác vụ theo thứ tự lần lượt, trong khi CNN cho phép xử lý tất cả dữ liệu cùng lúc. Hiển nhiên CNN sẽ ngốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn để vận hành, nhưng giờ đã là 2017 và hệ thống phần cứng của chúng ta đã đủ mạnh để hỗ trợ những tác vụ căng thẳng dạng này.
Các sản phẩm dịch mới tỏ ra tốt hơn hẳn trước, thay vì dịch từng câu một - nhiều khi cho ra sản phẩm dịch có phần chắp vá, thậm chí là vô nghĩa - giờ đây thuật toán sẽ dịch từng từ một và cố gắng tìm một từ khác có ý nghĩa tương đương hoặc gần giống. Ngay cả khi xuất hiện một từ trong bản gốc không tồn tại trong ngôn ngữ đích, Facebook vẫn sẽ cố để cho ra bản dịch dễ hiểu nhất.
Hết Elon Musk hù dọa rồi tới AI tự tạo ngôn ngữ riêng, Facebook vẫn tiếp tục sử dụng AI để phát triển nền tảng.
Đội ngũ Applied Machine Learning của Facebook đã giúp việc giao tiếp giữa những con người không nói cùng thứ tiếng trở nên liền mạch, dễ dàng và thuận tiện hơn khi người dùng không phải sử dụng Google Translate hay những công cụ dịch khác, đồng nghĩa với việc 2 tỷ người dùng của mạng xã hội này có thể thỏa sức chia sẻ và kết nối mặc cho những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?
