Florida đề xuất kêu gọi người dân ăn thịt trăn Miến Điện

Nhà chức trách bang Florida đang cân nhắc biện pháp mới để tiêu diệt quần thể trăn Miến Điện xâm hại bằng cách biến chúng thành món ăn.

Florida đề xuất kêu gọi người dân ăn thịt trăn Miến Điện
Trăn Miến Điện là động vật xâm hại ở Florida. Ảnh: Đại học Florida.

Theo sáng kiến mới của Ủy ban Bảo tồn Động vật hoang dã (FWC) và Cá cùng Cơ quan Y tế, chính quyền bang Florida đang cân nhắc xem xét lượng thủy ngân ở trăn nhằm đưa ra tư vấn để người dân ăn thịt chúng một cách an toàn. Eric Sutton, giám đốc FWC, nhắc tới chương trình này trong thông báo cập nhật những cách mới để đối phó với loài động vật săn mồi đầu bảng. Ngoài thuê thêm thợ săn, đầu tư vào công nghệ cận hồng ngoại để phát hiện trăn tốt hơn và huấn luyện chó đánh hơi, Sutton cho biết FWC đang tiến hành kiểm tra thủy ngân ở thịt trăn để Cơ quan Y tế có thể ban hành hướng dẫn cho người dân.

Một nghiên cứu trước đây phát hiện trăn trong vườn quốc gia Everglades chứa lượng thủy ngân đáng báo động. Độc tố thần kinh này có thể ảnh hưởng tới chức năng não và gây tổn thương ở hệ thống sinh sản. Những con trăn do nhà nghiên cứu David Krabbenhoft của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ kiểm tra có lượng thủy ngân lên tới 0,00035%. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ khuyến cáo người dân không nên ăn bất cứ thứ gì có nồng độ thủy ngân vượt quá 0.00046%.

Theo thợ săn Donna Kalil làm việc cho Cơ quan quản lý nước Nam Florida, thịt trăn có vị rất ngon nếu nấu đúng cách. Kalil chỉ ăn thịt trăn vài lần một năm và sử dụng một bộ dụng cụ kiểm tra để xem thịt trăn cô dùng có nồng độ thủy ngân cao hay không. Kalil cho biết thịt trắng của trăn có thể dùng trong các công thức dành cho thịt gà hoặc thịt lợn.

Krabbenhoft nhận định lượng thủy ngân cao ở trăn có thể do cơ thể chúng không bài tiết thủy ngân hiệu quả. Trong nghiên cứu, Krabbenhoft nhận thấy mối liên quan giữa nồng độ thủy ngân cao và độ tuổi hoặc kích thước. "Khi một động vật nằm ở bên dưới chuỗi thức ăn như thỏ đầm lầy hoặc chuột, chúng ta không bao giờ nghĩ chúng chứa nhiều thủy ngân", Krabbenhoft nói.

Phần lớn thủy ngân ở Florida đến từ ô nhiễm không khí. Ở vườn quốc gia Everglades, thủy ngân trộn lẫn với lưu huỳnh đến từ hoạt động nông nghiệp ở thượng nguồn. Lưu huỳnh bị oxy hóa thành sulfate, cung cấp năng lượng cho vi sinh vật biến thủy ngân thành metyl thủy ngân và tích tụ trong chuỗi thức ăn.

Trăn Miến Điện được ghi nhận lần đầu tiên ở vườn quốc gia Everglades năm 2000, theo nghiên cứu của Đại học Florida. Nhưng mãi tới tháng 3/2012, Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ (FWS) mới đưa chúng vào danh mục loài xâm hại, cấm nhập khẩu và vận chuyển loài trăn này. Từ năm 1996 đến năm 2006, FWS ước tính 99.000 con trăn Miến Điện được nhập khẩu vào Mỹ. Hiện nay, giới nghiên cứu chưa biết chính xác có bao nhiêu con trăn trong tự nhiên ở Nam Florida. Các thợ săn của bang đã tiêu diệt 6.300 con trăn từ năm 2017.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giun có máu không? Nếu có thì máu của chúng mang màu gì?

Giun có máu không? Nếu có thì máu của chúng mang màu gì?

Ngắn gọn mà nói thì giun có máu. Rất nhiều loại giun có máu, chúng có thể không có màu hoặc hồng, đỏ, thậm chí là xanh lá cây!

Đăng ngày: 21/11/2020
Ếch bị cá lớn nuốt chửng sau khi ăn thịt cá bé

Ếch bị cá lớn nuốt chửng sau khi ăn thịt cá bé

Ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) hé lộ chuyến săn mồi thú vị của cá da trơn khi nuốt trúng một con ếch vừa ăn no.

Đăng ngày: 21/11/2020
Khoảnh khắc rái cá cố gắng ăn thịt cá mập sừng

Khoảnh khắc rái cá cố gắng ăn thịt cá mập sừng

Hình ảnh một con rái cá biển đang cố gắng ăn thịt cá mập sừng khiến người xem không khỏi bất ngờ.

Đăng ngày: 20/11/2020
Đàn tôm lũ lượt bò lên cạn khi Mặt trời lặn

Đàn tôm lũ lượt bò lên cạn khi Mặt trời lặn

Tôm diễu hành ở vùng đông bắc Thái Lan thu hút nhiều du khách tới bờ sông tham quan vào mùa mưa hàng năm từ cuối tháng 8 tới đầu tháng 10.

Đăng ngày: 20/11/2020
Bí ẩn loài chim hút máu ở đảo Galaparos

Bí ẩn loài chim hút máu ở đảo Galaparos

Trang Nat Geo Wild vừa công bố đoạn video gây kinh ngạc về loài chim chuyên hút máu con vật khác để sống.

Đăng ngày: 19/11/2020
Các loài di cư

Các loài di cư "đoản thọ" vì lo đẻ hơn là lo sống

Nghiên cứu mới đây cho thấy loài động vật di cư có xu hướng "sống nhanh và chết trẻ".

Đăng ngày: 19/11/2020
Thiết bị giúp hươu cao cổ trắng duy nhất khỏi bị săn trộm

Thiết bị giúp hươu cao cổ trắng duy nhất khỏi bị săn trộm

Nhà chức trách đeo thiết bị theo dõi GPS cho hươu cao cổ trắng duy nhất còn sống trên thế giới để ngăn chặn thợ săn trộm.

Đăng ngày: 19/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News