FPT dự kiến năm 2011 phóng vệ tinh đầu tiên

Mô hình cuối cùng vệ tinh F-1 sẵn sàng để bay sẽ được hoàn thành trong năm nay và dự kiến vệ tinh nặng 2kg sẽ phóng lên quỹ đạo trái đất năm 2011.

Ngày 25/5, tại lễ ra mắt Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, đại diện Phòng nghiên cứu không gian FPT (FSpace) cho hay, nhóm nghiên cứu đang thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và vận hành vệ tinh F-1, được trang bị các camera để chụp ảnh, cảm biến để đo nhiệt độ, từ trường trái đất nhằm tìm hiểu môi trường trên quỹ đạo.

Mục tiêu của F-1 là phải “sống” được trong không gian ít nhất một năm và phát tín hiệu về trái đất; chụp được ảnh độ phân giải thấp của trái đất; và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh về trái đất đạt 1.200 bít/giây. Nếu các yêu cầu này được hoàn thành, vệ tinh mới được thử nghiệm các tính năng phức tạp hơn như chụp ảnh độ phân giải 1 megapixel hay tốc độ truyền tin được tăng lên 9.600bit/giây…

FPT dự kiến năm 2011 phóng vệ tinh đầu tiên

Mô hình vệ tinh nhỏ F-1 bay trên quỹ đạo trái đất. Ảnh: FSpace.

Dù chế tạo vệ tinh đã xuất hiện và phát triển ở nhiều nước nhưng với Việt Nam, đây vẫn là lĩnh vực mới mẻ. Vì vậy, nhóm Fspace phải tự mày mò tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài cũng như nhờ sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Đầu năm 2009, công việc đầu tiên của nhóm là nghiên cứu xây dựng trạm thu tín hiệu vệ tinh bởi nếu làm được vệ tinh mà không liên lạc được về trái đất thì dự án sẽ trở nên vô nghĩa. Việc thu tín hiệu rất khó bởi vệ tinh bay rất xa trái đất, khoảng cách tới trạm mặt đất trung bình khoảng 2.000 km trong khi công suất phát sóng của vệ tinh thấp.

Sau hai tháng mày mò, nhóm đã thu thành công tín hiệu vệ tinh khí tượng NOAA của Mỹ, Cute 1 CO-55 của Nhật và Lusat Oscar LO-19 của Argentina. Nhóm đã dùng phần mềm giải mã được các bức ảnh mây do vệ tinh khí tượng NOAA chụp cũng như giải mã tín hiệu CW beacon của các vệ tinh nhỏ khác dưới dạng mã Morse. Sau thành công này, FSpace bước vào giai đoạn thiết kế cơ khí, điện điện tử và phát triển phần mềm điều khiển cho vệ tinh F-1.

Cũng theo vị đại diện này, nhóm sẽ tiến hành chế tạo lần lượt 3 mô hình của vệ tinh F-1: mô hình kiểm tra chức năng (BreadBoard Model - BBM), mô hình kỹ thuật (Engineering Model - EM) và cuối cùng là mô hình bay (Flight Model – FM).

FPT dự kiến năm 2011 phóng vệ tinh đầu tiên

Mô hình BBM của vệ tinh F-1. Ảnh: FSpace.

Với mô hình BBM, nhóm đã thử thu phát tín hiệu trong phòng ở khoảng cách 2 mét, sau đó tăng dần lên 100 mét, 2 km, 7 km, 20 km và đã thành công với khoảng cách 50 km khi đưa vệ tinh lên đỉnh núi Tam Đảo để liên lạc với trạm mặt đất đặt tại tòa nhà FPT Cầu Giấy.

Hiện, FSpace đã xin được giấy phép sử dụng tần số vô tuyết điện cho trạm mặt đất từ Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) và nộp đơn xin cấp phép sử dụng tần số cho vệ tinh trên quỹ đạo lên Ủy ban quốc tế về vô tuyến điện nghiệp dư IARU.

Anh Vũ Trọng Thư, trưởng nhóm Fspace cho biết, vệ tinh F-1 đang được gấp rút hoàn tất mô hình thử nghiệm đầu tiên. Theo kế hoạch, mô hình cuối cùng sẵn sàng để bay sẽ được hoàn thành trong năm 2010 và dự kiến năm 2011 phóng vệ tinh này.

Nếu mọi việc thành công, có thể đây là vệ tinh tư nhân đầu tiên của ViệtNam được phóng lên vũ trụ.

Tháng 4/2008, vệ tinh Vinasat-1 của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo. Ngay sau đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu, Việt Nam đã "thể hiện chủ quyền quốc gia trên không gian". Đầu năm 2010, Thủ tướng đồng ý để VNPT làm chủ đầu tư dự án Vinasat-2 (tổng đầu tư 290-350 triệu USD), dự kiến phóng lên quỹ đạo năm 2012.

Từ khóa liên quan:

vũ trụ

không gian

vệ tinh

fpt

fspace

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News