FPT nghiên cứu chế tạo vệ tinh viễn thám
Một nhóm kỹ sư trẻ người Việt thuộc Công ty FPT vừa bắt tay vào chế tạo vệ tinh nhỏ để chụp ảnh viễn thám. Dự kiến việc chế tạo vệ tinh sẽ hoàn thành vào năm 2010.
![]() |
Nhóm FSpace đang lắp đặt ăng ten cho trạm thu sóng vệ tinh. Ảnh: FSpace |
Đó là mục tiêu của nhóm FSpace (thuộc Phòng nghiên cứu không gian của Công ty cổ phần Phần mềm FPT) do kỹ sư Vũ Trọng Thư làm trưởng nhóm. Dự án vệ tinh F-1 của FSpace được khởi động từ ngày 1/1 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 31/6/2010 khi nhóm hoàn thành mô hình FM - Flight Model (dùng để phóng). Theo kỹ sư Vũ Trọng Thư, tổng kinh phí cho dự án chế tạo vệ tinh F-1 (chưa gồm chi phí phóng) là hơn 80.000 USD được FPT tài trợ theo từng giai đoạn.
Theo kế hoạch chế tạo, vệ tinh nhỏ F-1 sẽ có kích thước dự kiến 10x10x30 cm, nặng khoảng 3 kg, mang theo một số camera để chụp ảnh cũng như các loại cảm biến để thu thập dữ liệu trên quỹ đạo LEO (cách mặt đất khoảng 600-800 km). Nguồn điện của vệ tinh này là 4 tấm pin mặt trời bung được, pin NiMH. Việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo sẽ nhờ hoặc thuê tên lửa đẩy của nước ngoài và dự kiến sẽ tiến hành trong nửa sau năm 2010.
Nói về nhóm chế tạo F-1, Vũ Trọng Thư cho biết, cả nhóm có bốn thành viên và khoảng 10 cộng tác viên chia thành 7 nhóm, hầu hết từng học điện tử - viễn thông, cơ khí, tự động hóa, tin học…Có người đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng cũng có thành viên từ bỏ đại học để theo đuổi đam mê chế tạo. Theo anh Thư, hiện nay dự án gặp một số khó khăn về công nghệ chế tạo chính xác, môi trường thử nghiệm, ghép nối với tên lửa đẩy và thiếu chuyên gia trong một số lĩnh vực có liên quan...
Ở phần công việc khác, nhóm FSpace đã hoàn thành một số công việc như xây dựng trạm mặt đất và thu được tín hiệu điều khiển và giải mã ảnh mây vệ tinh khí tượng NOAA. Theo anh Vũ Trọng Thư, vệ tinh nhỏ thường có công suất phát sóng rất yếu (thường từ 1W trở lại) cộng với khoảng cách liên lạc lớn (từ 1000 đến 2.000 km) nhưng ăng ten của Fspace đã bắt được tín hiệu. Thành công này đã đem lại niềm tin lớn cho các thành viên trong đội.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
