Gần 170.000 người thoát nguy cơ phơi nhiễm dioxin

Những người dân sống quanh sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) và Phù Cát (Bình Định) đã thoát khỏi nguy cơ phơi nhiễm với chất da cam/dioxin.

>> Mỹ tham gia xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng

>> Phơi nhiễm dioxin: Nguy cơ sinh con dị tật gấp 14 lần

Sân bay Phù Cát và Biên Hòa đã thoát khỏi nguy cơ phơi nhiễm chất dioxin

Ngày 19/3, ông Lê Kế Sơn, Giám đốc Dự án quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban chỉ đạo 33) cho biết, từ năm 2010 đến 2014, dự án đã thu gom, chôn lấp an toàn bằng công nghệ tiêu chuẩn quốc tế hơn 7.500 m3 đất ô nhiễm dioxin tại sân bay Phù Cát (Bình Định).

"Với kết quả này, sân bay Phù Cát và khoảng 47.000 người sống ở khu vực lân cận đã thoát ra khỏi danh sách các điểm nóng dioxin ở Việt Nam. Ban chỉ đạo đã bàn giao lại cho Bộ Quốc phòng quản lý", ông Sơn nói.


Hồ nước trong sân bay Biên Hòa, nơi được xem có nồng độ nhiễm dioxin rất cao. (Ảnh: Hoàng Trường).

Hai "điểm nóng" khác về dioxin còn lại là Biên Hòa (với khoảng 120.000 người sống ở khu vực lân cận) và Đà Nẵng cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó, sân bay Biên Hòa có khối lượng đất trầm tích nhiễm dioxin lớn nhất. Năm 2009, khoảng 94.000 m3 đất và trầm được chôn lấp an toàn và hiện còn khoảng 160.000 m3 đất và trầm tích chờ xử lý.

Dù chưa xử lý triệt để, nhưng dự án đã ngăn chặn việc lan tỏa dioxin từ sân bay Biên Hòa ra khu vực xung quanh, đồng thời khuyến cáo người dân những biện pháp tránh phơi nhiễm mới.

Còn tại sân bay Đà Nẵng, gần 73.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin đang và sẽ được xử lý bằng công nghệ khử hấp thu nhiệt tại mố, dự kiến hoàn thành năm 2016. Dự án đang chờ kết quả xử lý giai đoạn 1 trong năm 2014 với 45.000 m3 đất nhiễm dioxin.

Được Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, dự án trên được thực hiện từ năm 2010 đến 2014, với tổng kinh phí hơn 5 triệu đôla Mỹ, nhằm giảm thiểu tác hại của dioxin với hệ sinh thái và sức khỏe con người ở ba sân bay trên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News