Gấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thu hẹp môi trường sống, gấu Bắc Cực đang phải vật lộn để thích nghi với điều kiện mới.

John Whiteman, nhà khoa học tại Polar Bears International (PBI) cho biết dạng chấn thương này xảy ra theo cùng một kịch bản với điều mà loài chó thường gặp phải ở vùng có khí hậu lạnh.

Gấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu
Khối băng lớn bám chặt vào chân gấu Bắc cực (Ảnh: WU).

"Ban đầu, tuyết bị mắc kẹt trong các lông ở lòng bàn chân. Do nhiệt độ cơ thể hoặc khi động vật di chuyển, lớp băng này bị tan chảy nhẹ, nhưng không mất đi", Whiteman lý giải.

"Dần theo thời gian, chúng tích tụ ngày một lớn hơn, tạo thành những khối băng, khiến gấu Bắc Cực không thể chạy, thậm chí đi lại cũng khó khăn".

Điều nguy hiểm là những khối băng này không chỉ bị kẹt ở chân gấu. Chúng gắn chặt vào da, khiến lớp da của gấu bị rách toạc khi chúng di chuyển.

Kristin Laidre, nhà sinh thái học biển, cho biết đây là lần đầu tiên gấu Bắc Cực đối mặt với tình trạng thương tổn nghiêm trọng, dù trước đó, điều kiện sống của chúng đã ở mức đáng báo động.

"Khi sờ vào bàn chân gấu, bạn sẽ thấy rõ rằng chúng đang chịu đau đớn khủng khiếp", Kristin Laidre cho biết.

Gấu Bắc Cực vật lộn để thích nghi với điều kiện mới

Nhà khoa học John Whiteman cho biết tình trạng "bàn chân đóng băng" là vấn đề đáng ngạc nhiên đối với gấu Bắc Cực, vì loài động vật này đã tiến hóa để thích nghi với môi trường sống ở Bắc Cực, bao gồm cả việc bơi thường xuyên, ngay cả trong thời tiết rất lạnh.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Bắc Cực là một trong những khu vực ấm lên nhanh nhất trên hành tinh và các giai đoạn ấm lên bất thường xảy ra ngày một thường xuyên hơn.

Những khoảng thời gian như vậy có thể khiến nước biển thấm ngược lên bề mặt băng biển, hoặc ghi nhận một lượng mưa trút xuống thay vì tuyết.

Gấu Bắc Cực gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu
Ảnh một chú gấu Bắc Cực gầy gò, tìm kiếm thức ăn trên đảo Baffin (Canada) được nhiếp ảnh gia ghi lại (Ảnh: Paul Nicklen).

Điều này khiến một khu vực rộng lớn rơi vào tình trạng lầy lội, khiến gấu Bắc Cực di chuyển khó khăn, và dễ gặp tình trạng "bàn chân đóng băng".

Tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu còn khiến gấu Bắc Cực khó săn hải cẩu hơn, do lượng băng biển tan ra ngày một lớn.

Theo các nhà nghiên cứu, việc mất đi nguồn dinh dưỡng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến khả năng sống sót và sinh sản của gấu Bắc Cực.

"Gấu Bắc Cực là loài động vật mạnh mẽ, dễ thích nghi với điều kiện sống. Nhưng những bức ảnh gần đây cho thấy chúng thực sự đang gặp khó khăn trước những thay đổi của khí hậu", Whiteman cho biết.

Tại Churchill, một thị trấn nhỏ ở phía bắc tỉnh Manitoba (Canada), ghi nhận quần thể gấu Bắc Cực ngày một lớn, và chúng tiến sâu vào đất liền.

Theo đó, đã có khoảng 600 cá thể trong quần thể này, so với chỉ vài chục con gấu xuất hiện vào thập kỉ trước.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những con gấu ngày một chủ động hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và tiến đến gần con người. Đây là động thái chưa từng được ghi nhận ở gấu Bắc Cực.

Tuy nhiên, kỹ năng săn mồi của chúng ở điều kiện đất liền vẫn chưa hoàn thiện, cộng với những mối đe dọa tiềm ẩn như xung đột với con người, ô nhiễm, dịch bệnh... có thể đặt ra những thách thức với loài động vật này.

IUCN ước tính hiện có khoảng 26.000 cá thể gấu Bắc Cực trên toàn thế giới.

Nhưng nếu không có hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, chúng ta có thể mất tất cả trừ một vài quần thể nhỏ của gấu Bắc Cực vào cuối thế kỷ này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới ở loài chó chỉ ra nghịch lý trong tự nhiên

Phát hiện mới ở loài chó chỉ ra nghịch lý trong tự nhiên

Kích thước bộ não ở một số loài chó dường như không tỷ lệ thuận với mức độ thông minh của chúng.

Đăng ngày: 25/11/2024
Cuộc chiến 4 năm thôn tính lãnh thổ của đàn tinh tinh

Cuộc chiến 4 năm thôn tính lãnh thổ của đàn tinh tinh

Từ năm 1974 đến năm 1978, nhà linh trưởng học nổi tiếng Jane Goodall ghi lại cuộc xung đột kéo dài giữa đàn tinh tinh ở vườn quốc gia Gombe tại Tanzania.

Đăng ngày: 25/11/2024
Lần đầu quay được khoảnh khắc bạch tuộc bắn đá vào cá săn mồi

Lần đầu quay được khoảnh khắc bạch tuộc bắn đá vào cá săn mồi

Các nhà làm phim lần đầu tiên quay lại khoảnh khắc một con bạch tuộc bắn đạn đá vào cá săn mồi khi đang ẩn nấp trong vỏ sò, giống như một tay súng bắn tỉa.

Đăng ngày: 25/11/2024
Loài chim kỳ lạ biết vặn cổ, giả rắn để dọa kẻ thù

Loài chim kỳ lạ biết vặn cổ, giả rắn để dọa kẻ thù

Đó là chim "vẹo cổ", khi gặp nguy hiểm, chúng vặn cổ và phát ra âm thanh như tiếng rít của rắn.

Đăng ngày: 25/11/2024
Mèo màu cam có

Mèo màu cam có "tai tiếng" như lời đồn?

Mèo cam được biết đến với bộ lông rực rỡ và tính cách vui tươi, nhưng một số người có thể ngạc nhiên khi biết rằng những chú mèo này cũng có thể có tiếng là hung dữ.

Đăng ngày: 25/11/2024
Rồng Komodo: Những cuộc gặp gỡ đầy nguy hiểm với

Rồng Komodo: Những cuộc gặp gỡ đầy nguy hiểm với "vua thằn lằn"

Rồng Komodo, loài bò sát lớn nhất thế giới, không chỉ là biểu tượng của tự nhiên hoang dã Indonesia mà còn là hiện thân của sự nguy hiểm và hấp dẫn đối với du khách.

Đăng ngày: 24/11/2024
Loài rắn độc tại Việt Nam nổi bật với

Loài rắn độc tại Việt Nam nổi bật với "chiếc đầu trắng tang tóc"

Nếu các loài rắn hổ mang nổi bật nhờ khả năng ngóc cao đầu và phần cổ có thể bành mang để đe dọa, một loài rắn độc khác tại Việt Nam lại nổi bật và dễ nhận biết nhờ sở hữu chiếc đầu trắng chết chóc.

Đăng ngày: 23/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News