Gấu trúc có thể bị "jet lag"?

Dựa trên nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Frontiers in Psychology ngày 18/9, "jet lag" (tình trạng mệt mỏi sau chặng bay dài giữa hai vùng chênh lệch múi giờ) không được định nghĩa là việc mất ngủ do lệch múi giờ, thay vào đó, nó mô tả tình trạng thiếu khả năng thích nghi đầy đủ các điều kiện sống từ môi trường. Điều này có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe và hành vi của các loài có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có gấu trúc.

Giống như tất cả loài động vật, gấu trúc có đồng hồ sinh học và nó được điều chỉnh bởi các tín hiệu từ môi trường sống. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy vấn đề sẽ nảy sinh khi các tín hiệu mà chúng tiếp xúc trong điều kiện nuôi nhốt không khớp với các tín hiệu trong môi trường tự nhiên của chúng.


Một con gấu trúc được nuôi ở sở thú Madrid, Tây Ban Nha. (Ảnh: REUTERS).

Phát hiện mới có ý nghĩa khá quan trọng trong việc cân nhắc cách chăm sóc các loài động vật quý hiếm đang được nuôi nhốt, với nhiều loài trong số đó có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên.

Bà Kristine Gandia, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Stirling ở Scotland, nói với đài CNN: "Động vật, bao gồm con người, đã tiến hóa theo nhịp độ để đồng bộ hóa môi trường bên trong với môi trường bên ngoài".

"Khi đồng hồ bên trong không được đồng bộ hóa với các tín hiệu bên ngoài như ánh sáng và nhiệt độ, động vật sẽ gặp phải những ảnh hưởng bất lợi. Ở người, điều này có thể bao gồm từ tình trạng mệt mỏi khi đi máy bay đến các vấn đề về trao đổi chất và rối loạn cảm xúc theo mùa", bà Gandia nói.

Gấu trúc khổng lồ được chọn làm đối tượng nghiên cứu một phần vì chúng sống theo mùa. Việc di cư xảy ra vào mùa xuân vì gấu trúc chỉ ăn một số loài tre và đi tìm chồi mới. Mùa xuân cũng là mùa giao phối của loài này.

Để thực hiện nghiên cứu, nhóm nhà khoa học do bà Gandia đứng đầu đã đặt máy quay để theo dõi 11 con gấu trúc khổng lồ ở 6 sở thú khác nhau. Cách này cho phép nhóm nghiên cứu quan sát hành vi của gấu trúc trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Theo bà Gandia, các yếu tố như nhân viên vườn thú đến thăm thường xuyên cũng có thể tác động đến đồng hồ sinh học của gấu trúc. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng cũng phụ thuộc vào vĩ độ của khu vực môi trường nơi gấu trúc được nuôi nhốt, bởi đây là yếu tố quyết định lượng ánh sáng và nhiệt độ mà các con vật nhận được.

"Khi gấu trúc khổng lồ được nuôi ở vĩ độ cao hơn, nghĩa là chúng trải qua nhiều mùa khắc nghiệt hơn mức chúng tiến hóa, điều này làm thay đổi mức độ hoạt động chung và hành vi bất thường của chúng", theo nhóm nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia

Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Đăng ngày: 17/04/2025
Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Đăng ngày: 17/04/2025
Rồng Komodo truy kích dê non, nuốt chửng trong giây lát

Rồng Komodo truy kích dê non, nuốt chửng trong giây lát

Một video được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi con rồng Komodo trưởng thành lao đến tấn công một con dê non trước khi nuốt chửng nó trong giây lát.

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News