Gấu và sói tấn công mẹ con nai sừng tấm cùng lúc

Thước phim hiếm gặp cho thấy gấu nâu lao ra tấn công nai sừng tấm mẹ, trong khi sói tận dụng thời cơ đuổi theo con non.

Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Alaska chia sẻ thước phim hiếm do bẫy camera ghi lại trong Công viên Quốc gia Vịnh Glacier, nơi bảo tồn hơn 12.100km2 rừng, núi và bờ biển ở đông nam Alaska, Mỹ, Live Science hôm 9/9 đưa tin.


Mẹ con nai sừng tấm chạm trán với gấu nâu và sói xám ở vùng hoang dã Alaska. (Video: Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Alaska)

Đầu thước phim, nai sừng tấm Á Âu cái cùng con non đang thong thả bước đi trong đêm. Nhưng ngày sau đó, hai sinh vật với cặp mắt sáng lao tới đám cỏ cao bên cạnh. Khi tua chậm lại, có thể thấy rõ một trong hai cặp mắt đó thuộc về gấu nâu (Ursus arctos), nó nhảy lên và tấn công nai sừng tấm mẹ. Trong lúc cuộc vật lộn này diễn ra, "chủ nhân" của cặp mắt thứ hai - một con sói xám (Canis lupus) - đuổi theo nai sừng tấm con, chạy ra khỏi màn hình.

Ngoài tự nhiên, gấu nâu và sói xám đôi khi sẽ đuổi theo nai sừng tấm con để cố gắng ăn thịt. Trong trường hợp này, hai kẻ săn mồi nhiều khả năng không phối hợp với nhau nhưng đã nhận thức được sự hiện diện của nhau, theo Rick Steiner, nhà bảo tồn kiêm nhà tư vấn môi trường làm việc ở Alaska nhiều thập kỷ.

Steiner cho biết, sói xám có thể đã theo dõi gấu nâu và còn những con sói khác ở gần đó nhưng nằm ngoài khung hình. Khi nai sừng tấm mẹ chống trả gấu nâu, sói tranh thủ lúc con non không được bảo vệ và lao tới tấn công.

Gấu và sói tấn công mẹ con nai sừng tấm cùng lúc
Gấu lao vào tấn công nai sừng tấm.

Thước phim kết thúc sau vài giây và không rõ con vật nào chiến thắng. Tuy nhiên, Steiner cho rằng nai sừng tấm trưởng thành - có thể cao tới khoảng 1,8 m và sở hữu cú đá cực mạnh - sẽ chiếm thế thượng phong trước gấu nâu, đặc biệt là khi con gấu này có vẻ chưa trưởng thành.

Sau đó, nai sừng tấm mẹ có thể sẽ chạy theo con non và chống trả một hoặc nhiều con sói. Nó cũng có thể chiếm thế thượng phong một lần nữa trong cuộc chiến này. "Nai sừng tấm trưởng thành là một đối thủ đáng gờm với bất cứ con vật nào", Steiner nói.

Cả gấu nâu lẫn sói xám đều từng có phạm vi sống rất rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, nhưng ngày nay, chúng chủ yếu sống ở những nơi xa hơn về phía bắc và các khu vực tách biệt. Ở những nơi khác, chúng bị săn bắn đến mức tuyệt chủng.

"Thước phim nhắc nhở chúng ta rằng Alaska hoang dã là vùng đất tuyệt vời và có nhiều sự tương tác giữa các loài vật hoang dã tại đây. Những vùng đất này là báu vật quốc gia, cần được bảo vệ, nuôi dưỡng và duy trì sự hoang dã", Steiner nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài rắn giữ kỷ lục về kích thước con mồi nuốt được

Loài rắn giữ kỷ lục về kích thước con mồi nuốt được

Rắn ăn trứng Gans sở hữu cơ thể nhỏ bé nhưng có thể há miệng cực kỳ rộng, giúp chúng nuốt chửng những quả trứng chim lớn hình cầu.

Đăng ngày: 12/09/2023
Loài cá chưa tới 10cm, sống không quá 2 năm, xâm lấn khiến nước Mỹ “tuyển” robot truy đuổi

Loài cá chưa tới 10cm, sống không quá 2 năm, xâm lấn khiến nước Mỹ “tuyển” robot truy đuổi

Loài cá này đã khiến ít nhất 3 quốc gia liên kết với nhau để tìm ra giải pháp ngăn chặn chúng.

Đăng ngày: 11/09/2023
Bí ẩn loài vật bé nhỏ có thể sống tới 100 tuổi, ăn không quá 10 lần

Bí ẩn loài vật bé nhỏ có thể sống tới 100 tuổi, ăn không quá 10 lần

Loài vật bé nhỏ này có thể sống tới 100 tuổi mà không cần ăn quá nhiều lần. Bí mật nằm ở đâu?

Đăng ngày: 11/09/2023
Phát hiện loài chuột chũi vòi mới trong Vườn quốc gia Hoàng Liên

Phát hiện loài chuột chũi vòi mới trong Vườn quốc gia Hoàng Liên

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu hệ Gen (VAST) và Bảo tàng Đại học Kyoto (Đại học Kyoto, Nhật Bản) đã phát hiện loài Chuột chũi vòi mới ở Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai).

Đăng ngày: 11/09/2023
Bí mật của loài lừa hoang châu Phi có

Bí mật của loài lừa hoang châu Phi có "chân ngựa vằn"

Lừa hoang châu Phi là thành viên hoang dã của họ ngựa, và được cho là tổ tiên của lừa nhà. Chúng sống trong các sa mạc và các khu vực khô cằn của châu Phi như Eritrea, Ethiopia và Somali.

Đăng ngày: 09/09/2023
Loài cá đầy ở châu Á đóng băng 2 năm vẫn sống, đi bộ trên cạn khiến nước Mỹ

Loài cá đầy ở châu Á đóng băng 2 năm vẫn sống, đi bộ trên cạn khiến nước Mỹ "bật" báo động

Chính quyền các bang của Mỹ lo lắng rằng sự xuất hiện của loài cá này đã gây ra thiệt hại lớn kể từ khi chúng được đem về địa phương.

Đăng ngày: 08/09/2023
Chim bồ câu truyền dữ liệu nhanh hơn cả đường truyền Internet cáp quang

Chim bồ câu truyền dữ liệu nhanh hơn cả đường truyền Internet cáp quang

Từng được sử dụng để vận chuyển thư tín trong suốt hàng chục thế kỷ, chim bồ câu hóa ra vẫn rất hiệu quả trong việc truyền dữ liệu so với mạng Internet cáp quang.

Đăng ngày: 08/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News