Gen và hệ miễn dịch của người biến đổi theo mùa
Các mùa trong năm dường như có ảnh hưởng sâu sắc đến cách các gen và hệ miễn dịch của con người hoạt động. Và điều này có thể lí giải tại sao một số bệnh lại trở nên trầm trọng hơn vào mùa đông và chúng ta dường như khỏe mạnh hơn vào mùa hè, theo một nghiên cứu mới.
Phát hiện gen và hệ miễn dịch của người biến đổi theo mùa
Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã tiến hành phân tích các mẫu máu và mô của hơn 16.000 người sinh sống khắp thế giới. Trong số 22.000 gen (gần như toàn bộ số gen mà con người sở hữu) được xem xét, 1/4 cho thấy các dấu hiệu rõ ràng về sự biến đổi theo mùa.
Mọi người thường khỏe mạnh hơn vào mùa hè vì các gen liên quan đến sự miễn dịch của chúng ta thay đổi theo mùa. (Ảnh: Corbis)
Các biến đổi gen thu hút sự quan tâm của nhóm nghiên cứu nhất là những biến đổi gen liên quan đến sự miễn dịch và đặc biệt là chứng viêm. Trong các tháng lạnh mùa đông - từ tháng 12 đến tháng 2 với những người sống ở bắc bán cầu và từ tháng 6 đến tháng 8 đối với những người ở nam bán cầu - những gen này hoạt động tích cực hơn.
Khi nghiên cứu những người sống gần xích đạo, nơi nhiệt tương đối cao suốt cả năm, các chuyên gia nhận ra một khuôn mẫu khác biệt. Khả năng miễn dịch và chứng viêm trong những trường hợp này có liên quan đến mùa mưa, khi các bệnh tật, chẳng hạn như bệnh sốt rét, hoành hành nhiều hơn.
Ở Iceland, nơi thời tiết hầu như giá lạnh quanh năm, nhóm nghiên cứu ghi nhận ít biến đổi về gen và khả năng miễn dịch theo mùa hơn.
Tiến sĩ John Todd, một thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Cambridge (Anh), tuyên bố, các khám phá trên có thể lí giải tại sao mọi người dễ mắc một số bệnh nhất định vào các thời điểm cụ thể trong năm. Chẳng hạn như, mặc dù các gen liên quan đến sự miễn dịch (hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng) năng động hơn vào các tháng lạnh giúp chúng ta chống lại các virus như cúm, nhưng chúng có thể làm khởi phát hoặc trầm trọng hóa các chứng bệnh như tiểu đường tuýp 1, bệnh tim hay viêm khớp dạng thấp - chứng bệnh khi cơ thể tự tấn công chính nó.
Theo giáo sư Todd, rất khó để tách rời chính xác những gì đang xảy ra, vì nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ mắc một bệnh nào đó của mỗi cá nhân. Tương tự, bệnh tật và các yếu tố khác, chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng và stress có thể ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của các gen.
Ông Todd nhấn mạnh, kết quả nghiên cứu mới có thể giúp chúng ta điều chỉnh cách chữa bệnh hoặc thậm chí lên kế hoạch cho các nghiên cứu bệnh học trong tương lai.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì
Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.
