Gia chủ phát hiện báu vật khi dọn nhà
Chiếc bát sứ bị lãng quên trên kệ hóa ra là cổ vật có niên đại gần 300 năm, mang về cho chủ nhân người Anh 267.000 đôla.
Trong lúc dọn nhà để chuẩn bị chuyển đi, người phụ nữ Anh đã mang chiếc bát sứ màu xanh trên giá đồ của gia đình tới một nhà đấu giá ở thành phố Bath, Anh quốc. Chị hy vọng có thể kiếm được chút ít tiền vì thấy đó là một món đồ rất dễ thương. Chị đã vô cùng bất ngờ và hạnh phúc khi các chuyên gia khẳng định chiếc bát sứ là báu vật cổ cực hiếm, có niên đại từ thời hoàng đế Ung Chính của Trung Quốc (1722-1735).
Chiếc bát sứ thời Ung Chính. (Ảnh: Aldridges of Bath).
Chiếc bát sứ được định giá khoảng 24 - 36 nghìn đôla (500 - 800 triệu đồng) nhưng cuối cùng đã được bán với giá hơn 267 nghìn đôla (hơn 6 tỷ đồng) cho một khách mua Trung Quốc.
Ivan Street, chuyên gia về đồ cổ làm việc tại nhà đấu giá Aldridges of Bath cho biết: "Trong 15 năm qua, tôi chỉ gặp 4 trường hợp giống chiếc bát sứ đặc biệt này. Chiếc gần nhất mà tôi biết được bán tại một nhà đấu giá lớn ở Hong Kong với giá 133 nghìn đôla (hơn 3 tỷ đồng). Vì vậy, cả tôi và nữ chủ nhân của chiếc bát sứ cổ đều bất ngờ khi một khách mua Trung Quốc trả giá gấp đôi".
Chiếc bát sứ thời Ung Chính. (Ảnh: Aldridges of Bath).
Lý giải về sự quý hiếm của chiếc bát, ông Street nói rằng, hoàng đế Ung Chính trị vì trong thời gian ngắn (13 năm) nên các đồ vật chất lượng thời đó rất hiếm. Hoàng đế Ung Chính là con trai thứ 4 của hoàng đế Khang Hy. Ông là vị Hoàng đế thứ 5 của vương triều Đại Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Thời gian giữ ngai vàng, Ung Chính chấn chỉnh lại cơ cấu triều đình, đẩy mạnh bài trừ tham ô và đưa ra hàng loạt cải cách được người đời ca ngợi.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
