Giả thuyết mới về nguồn gốc mặt trăng
Mặt trăng hình thành sau một vụ nổ hạt nhân trên trái đất, hai nhà khoa học quốc tế khẳng định.
Nguồn gốc của mặt trăng và nguyên nhân khiến nó bay xung quanh trái đất là một trong những bí ẩn lớn nhất đối với giới khoa học trong nhiều thế kỷ. Giả thuyết được nhiều người chấp nhận nhất là: Khi hệ Mặt Trời ra đời, một thiên thể đã va chạm với địa cầu và khiến một lượng đất, đá văng ra. Khối vật chất ấy xoay quanh trái đất và trở thành mặt trăng.
Tuy nhiên, có hai nhà khoa học không nghĩ thế. Theo Daily Mail, đó là Rob de Meijer - một chuyên gia của Đại học Western Cape, Nam Phi - và Wim van Westrenen thuộc Đại học Tự do, Hà Lan. Họ cho rằng thiên thể lao trúng địa cầu không phải sự kiện khiến mặt trăng tách khỏi trái đất. Thay vào đó một vụ nổ hạt nhân trên trái đất mới là nguyên nhân chính.
Meijer và van Westrenen đưa ra lập luận trên dựa theo thuyết "sinh sản phân đôi" từng được khởi xướng từ thế kỷ 19. Theo thuyết này, trái đất và mặt trăng cùng được tạo ra bởi nham thạch nóng chảy trong vũ trụ. Sau đó một phần trái đất tách ra và trở thành mặt trăng.
Nhưng các nhà khoa học ủng hộ thuyết "sinh sản phân đôi" không thể giải thích tại sao một phần trái đất có thể tách ra.
Trong nghiên cứu mới đây, Meijer và van Westrenen cho rằng, nếu mặt trăng tách ra khỏi trái đất bởi một vụ va chạm với thiên thể thì chắc chắn nó phải chứa những vật chất từ trái đất và từ thiên thể kia.
Tuy nhiên, các mẫu đất đá trên mặt trăng cho thấy cấu tạo hóa học của "chị Hằng" gần giống địa cầu. Điều này có nghĩa là mặt trăng không được tạo ra bởi sự va chạm giữa trái đất và một thiên thể.
Theo hai nhà nghiên cứu, một cách giải thích hợp lý nhất là: Mặt trăng tách khỏi trái đất nhờ năng lượng bên trong. Họ tin rằng lực đẩy mặt trăng được tạo nên bởi một vụ nổ hạt nhân khủng khiếp. Vụ nổ này là kết quả của quá trình phân rã hạt nhân cực mạnh ở giữa vỏ và lõi của hành tinh xanh.
Clay Dillow, một chuyên gia của tạp chí Popular Science, ủng hộ quan điểm trên.
"Chúng ta chưa thể kiểm chứng giả thuyết của Meijer và van Westrenen, nhưng chúng ta đều biết rằng hiện tượng phân rã hạt nhân thực sự diễn ra trong lòng đất. Chúng để lại uranium mà con người đang khai thác", Dillow nói.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
