Giả thuyết mới về quầng X-quang xung quanh hố đen
Hố đen khổng lồ nằm giữa dải ngân hà sắp được "no bụng" sau khi một nhóm lớn các tiểu hành tinh đang bị hút về phía nó.
>>> Siêu lỗ đen sắp "nuốt" đám mây gấp 3 Trái đất
Đó là kết luận của một nhóm các nhà thiên văn học trong lúc nỗ lực tìm hiểu tại sao hố đen Sagittarius A* lại phát ra ánh sáng rực rỡ đúng một lần vào mỗi ngày và mỗi lần kéo dài hơn vài giờ, theo tờ Daily Mail.
Nhóm chuyên gia, dẫn đầu là Kastytis Zubovas của Đại học Leceister (Anh), nghi ngờ tình trạng này là do một đám đông tiểu hành tinh đang xoay quanh hố đen, những thiên thể bị tước đoạt khỏi hệ mặt trời của chúng.
Các quầng X-quang xuất hiện quanh hố đen là bí ẩn lâu nay đối với các nhà thiên văn học
Theo tính toán, các tiểu hành tinh này đang tiến dần vào khu vực chỉ cách Sagittarius A* khoảng 160 triệu km, tức bằng khoảng cách giữa mặt trời và trái đất. Và một khi đã lọt vào vùng này, chúng sẽ bị hố đen này trên "xé xác và nuốt gọn".
Khi những thiên thể bể vụn bay xuyên những luồng khí nóng đang tuôn chảy vào lòng hố đen, chúng bốc hơi và phun ra tia phóng xạ X.
Phần còn lại của các tiểu hành tinh cũng sẽ nhanh chóng bị chôn vùi trong lòng hố đen Sagittarius A*, với khối lượng ước tính gấp khoảng 4 triệu lần mặt trời.
Các chuyên gia hy vọng giả thuyết trên là lời giải đáp đúng đắn nhất cho bí ẩn lâu nay về những quầng X-quang xung quanh hố đen, theo báo cáo vừa được đăng tải trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
