Giả tinh thể đoạt giải nobel và mẫu thiên thạch

Một khối tinh thể đoạt giải Nobel với cấu trúc “chưa từng thấy” hóa ra lại đến từ thế giới khác.

Theo công bố mới nhất, có vẻ như vật mẫu tự nhiên duy nhất về cấu trúc giả tinh thể (quasicrystal) là từ vũ trụ rơi xuống Trái đất. Nếu chính xác, phát hiện này sẽ làm thay đổi hoàn toàn hiểu biết của chúng ta về điều kiện cần và đủ để hình thành nên cấu trúc kỳ lạ này.

Nghiên cứu đoạt giải Nobel

Theo NewScientist, cấu trúc giả tinh thể cũng có tính trật tự giống như tinh thể thông thường, nhưng hình thái đối xứng của chúng phức tạp hơn nhiều. Những hoa văn mô phỏng sự đối xứng này đã được ứng dụng trong nghệ thuật từ nhiều thế kỷ nay (ví dụ như gạch mosaic), tuy nhiên, mãi tới thập niên 80, khoa học mới phát hiện ra những vật liệu có cấu trúc giả tinh thể ở cấp độ nguyên tử.

Cũng chính nhờ phát hiện đó mà Giáo sư Daniel Shechtman của Viện Công nghệ Technion ở Israel đã giành được giải thưởng Nobel hóa học 2011. Ông đã tạo ra một vật liệu tổng hợp bao gồm aluminum và magium trong môi trường phòng thí nghiệm với cấu trúc giả tinh thể.

Giờ đây, chuyên gia Paul Steinhardt của Đại học Princeton và các đồng nghiệp tuyên bố, họ có bằng chứng cho thấy mẫu vật tự nhiên duy nhất có cấu trúc giả tinh thể - một tảng đá được tìm thấy ở dãy núi Koryak miền Đông nước Nga, thực chất là một phần của thiên thạch.

Steinhardt cho biết nhóm của ông tình cờ tìm thấy tảng giả tinh thể này vào năm 2009. Mặc dù vậy, thời gian đầu nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có chuyên gia về thiên thạch Glenn McPherson của Viện Smithsonian (Washington, Mỹ) vẫn tỏ ra hoài nghi về xuất xứ “thiên thạch”.

Sự kỳ diệu của tự nhiên

Do đó, Steinhardt đã cùng với MacPherson tiến hành nhiều phân tích đối với mẫu vật và tìm ra bằng chứng “thuyết phục được MacPherson”. Cụ thể hơn, mẫu vật có thể chịu đựng được sức ép và nhiệt độ cực điểm của những vụ va chạm tốc độ cao (đủ để tạo ra thiên thạch trong vành đai hành tinh). Bên cạnh đó, sự phong phú của các đồng vị oxy khác nhau bên trong mẩu đá cũng tương xứng với các thiên thạch hơn là mức độ đồng vị của đá trên Trái đất.

Mặc dù vậy, theo Space.com, hiện vẫn chưa rõ giả tinh thể cấu thành trong môi trường tự nhiên như thế nào. Những mẫu vật giả tinh thể trong phòng thí nghiệm được tạo ra bằng cách cô động tác nhân kim loại của vật chất trong phòng chân không. Nhưng Steinhardt đã cho thấy, giả tinh thể cũng có thể hình thành cả trong không gian, nơi môi trường biến thiên hơn nhiều. Cũng tức là tinh thể có thể tạo ra được trong nhiều điều kiện khác nhau.

“Tự nhiên có thể tạo ra giả tinh thể trong những điều kiện mà con người cho là điên rồ”, Steinhardt kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News