"Giấc mơ bay vào vũ trụ đã thành hiện thực" của tỷ phú Nhật Bản

Trên tài khoản Twitter, tỷ phú ngành thời trang Nhật Bản Yusaku Maezawa hào hứng ghi: "Giấc mơ đã thành hiện thực". Vậy là giấc mơ bay vào vũ trụ của vị tỷ phú này đã thành hiện thực khi tàu vũ trụ Soyuz của Nga đưa ông lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Trong một thông báo ngày 8/12, Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho hay tên lửa đẩy đã rời bệ phóng tại trung tâm phóng tên lửa Baikonur ở Kazakhstan vào hồi 14 giờ 38 phút cùng ngày (theo giờ Việt Nam), mang theo tàu vũ trụ Soyuz lên ISS. Dự kiến, chuyến bay này kéo dài trong 6 giờ đồng hồ. 

Giấc mơ bay vào vũ trụ đã thành hiện thực của tỷ phú Nhật Bản
Tỷ phú Yusaku Maezawa (trái) cùng nhà du hành vũ trụ Nga Alexander Misurkin và trợ lý Yozo Hirano. (Ảnh: Reuters).

Giấc mơ bay vào vũ trụ của tỷ phú ngành thời trang Nhật Bản Yusaku Maezawa đã thành hiện thực khi tàu vũ trụ Soyuz của Nga đưa ông lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Trên tài khoản Twitter, tỷ phú Maezawa hào hứng ghi "Giấc mơ đã thành hiện thực". Cùng đồng hành với ông trong sứ mệnh không gian này còn có trợ lý Yozo Hirano cùng nhà du hành vũ trụ Nga Alexander Misurkin.

Như vậy, ông Maezawa và ông Hirano là những công dân Nhật Bản đầu tiên thực hiện chuyến đi tới ISS kể từ khi nhà báo Toyohiro Akiyama lên trạm vũ trụ Mir vào năm 1990. 

Sau khi tàu vũ trụ Soyuz kết nối với module Poisk của Nga trên ISS, cả phi hành đoàn sẽ dành 12 ngày ở đây. Ông Maezawa cùng trợ lý Hirano sẽ ghi chép toàn bộ hoạt động về cuộc sống hằng ngày trên ISS và đưa những tư liệu này lên kênh YouTube cá nhân.

Trước ngày khởi hành, tỷ phú Nhật Bản còn tiết lộ một danh sách gồm 100 điều cần hoàn thành trên ISS, trong đó có việc tổ chức một giải cầu lông giao hữu trên ISS trước khi trở về Trái đất vào ngày 20/12/2021. Chuyến đi lần này là khởi đầu cho chuyến du hành khác của Maezawa với công ty SpaceX (Mỹ) dự kiến diễn ra vào năm 2023.

Tỷ phú Nhật Bản cũng là khách hàng tư nhân đầu tiên tham gia chuyến du hành quanh mặt trăng của SpaceX trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty muốn thương mại hóa hoạt động bay vào không gian, nhắm tới nhóm khách hàng giàu có. Hiện vị tỷ phú Nhật Bản cần tìm thêm 8 người đồng hành trong chuyến du hành năm 2023. Những người tham gia cần phải vượt qua các đợt kiểm tra sức khỏe và các cuộc phỏng vấn.

Hồi tháng 10, Roscosmos đưa một nữ diễn viên Yulia Peresild (37 tuổi) và nam đạo diễn Klim Shipenko (38 tuổi) lên ISS để họ thực hiện bộ phim đầu tiên trên không gian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh chụp núi lửa từ không gian gây nhầm lẫn

Ảnh chụp núi lửa từ không gian gây nhầm lẫn

Trong ảnh của vệ tinh Landsat 8, vệt trắng dài phía trên núi lửa Michael khó phân biệt được là một loại mây đặc biệt hay cột khói thông thường.

Đăng ngày: 09/12/2021
Thứ giúp con người xuất hiện sẽ

Thứ giúp con người xuất hiện sẽ "dẫn đường" đến người ngoài hành tinh?

Nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh) đã chỉ ra kim loại cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy sự sống Trái đất tiến hóa, góp phần giúp nhân loại được ra đời.

Đăng ngày: 09/12/2021
Hàn Quốc muốn đáp tàu xuống tiểu hành tinh rộng 340m

Hàn Quốc muốn đáp tàu xuống tiểu hành tinh rộng 340m

Chớp thời cơ Apophis tới sát Trái Đất năm 2029, các chuyên gia sẽ phóng tàu tiếp cận tiểu hành tinh này, thậm chí lấy mẫu vật mang về.

Đăng ngày: 09/12/2021
Bong bóng kỳ lạ đang

Bong bóng kỳ lạ đang "nhốt" cả Hệ Mặt trời chúng ta

Nhóm khoa học gia Mỹ khẳng định có một cấu trúc dạng bong bóng đang bọc lấy Mặt Trời và toàn bộ các hành tinh của nó, tất nhiên bao gồm Trái Đất.

Đăng ngày: 08/12/2021
Ngắm bức ảnh

Ngắm bức ảnh "rõ nét nhất từ trước đến nay" về Mặt trời

Nhiếp ảnh gia thiên văn Andrew McCarthy đã chia sẻ bức ảnh về Mặt trời “rõ nét nhất từ trước đến nay” của mình.

Đăng ngày: 08/12/2021
Năm 2022 sẽ có hiện tượng kỳ ảo chưa từng thấy trong lịch sử xuất hiện trên bầu trời, ai cũng muốn xem

Năm 2022 sẽ có hiện tượng kỳ ảo chưa từng thấy trong lịch sử xuất hiện trên bầu trời, ai cũng muốn xem

Hệ sao nhị phân KIC 9832227 có thể sẽ xảy ra vụ nổ siêu tân tinh vào năm 2022.

Đăng ngày: 08/12/2021
Nhật thực duy nhất trong năm nhìn từ trạm ISS

Nhật thực duy nhất trong năm nhìn từ trạm ISS

Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần duy nhất trong năm nay, hiện tượng chỉ quan sát được từ Nam Cực.

Đăng ngày: 08/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News