Tỷ phú Nhật bắt đầu huấn luyện cho chuyến du lịch vũ trụ
Tỷ phú Yusaku Maezawa đang chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên đưa khách du lịch không gian lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sau hơn một thập kỷ.
Yusaku Maezawa tham gia buổi huấn luyện tại Trung tâm Đào tạo Phi hành gia Nghiên cứu và Thử nghiệm Gagarin ở Star City, Nga, ngày 14/10/2021. (Ảnh: CFP)
Tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa (45 tuổi), cùng trợ lý Yozo Hirano và phi hành gia Nga Alexander Misurkin đến sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, hôm 19/11 để tham gia khóa huấn luyện trước chuyến bay lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Chuyến bay dự kiến khởi hành ngày 8/12 và kéo dài 12 ngày.
Maezawa là nhà sáng lập trung tâm thời trang trực tuyến lớn nhất Nhật Bản và là người giàu thứ 30 của nước này, theo Forbes. Ông cũng sẽ tham gia chuyến bay tới Mặt Trăng năm 2023 của SpaceX, công ty do Elon Musk sáng lập.
Maezawa, Hirano và Misurkin sẽ lên trạm ISS bằng tàu vũ trụ Nga Soyuz MS-20. Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos hợp tác với công ty Mỹ Space Adventures để tổ chức chuyến bay này. Đây sẽ là chuyến bay đầu tiên đưa khách du lịch vũ trụ lên trạm ISS sau hơn một thập kỷ. Năm 2009, tỷ phú người Canada Guy Laliberte cũng đã bay tới trạm ISS.
Chuyến bay của Maezawa diễn ra trong một năm có nhiều cột mốc đáng chú ý về du lịch vũ trụ. Vài chuyến bay với phi hành gia nghiệp dư được thực hiện thành công và có thêm nhiều công ty tham gia thị trường.
SpaceX làm nên lịch sử trong năm nay khi đưa phi hành đoàn tư nhân đầu tiên bay quanh quỹ đạo Trái Đất trong nhiệm vụ mang tên Inspiration4. Công ty Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos và Virgin Galactic của tỷ phú Richards Branson cung cấp những chuyến bay giúp hành khách trải nghiệm vài phút không trọng lượng. Tháng 10, Roscosmos đưa một nữ diễn viên và đạo diễn lên trạm ISS 12 ngày để ghi hình những cảnh của bộ phim đầu tiên quay trên quỹ đạo.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
