Giấc ngủ 120.000 năm

Bị chôn vùi ở dưới băng trên đảo Greenland suốt 120 thiên niên kỷ, một loài vi khuẩn đã sống lại sau khi các nhà khoa học tìm thấy chúng. Phát hiện này làm dấy lên hy vọng về khả năng tìm thấy vi sinh vật trên các hành tinh có băng.

Giấc ngủ 120.000 năm

Vi khuẩn Herminiimonas glaciei dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: Livescience.

Được đặt tên chính thức là Herminiimonas glaciei, loài vi khuẩn này có chiều dài khoảng 0,9 micromet. “Điểm đặc biệt là chúng rất nhỏ và chỉ cần rất ít dưỡng chất để tồn tại”, Jennifer Loveland-Curtze, một nhà khoa học của Đại học Pennsylvania (Mỹ), phát biểu.

Loveland-Curtze và cộng sự tìm thấy loài vi khuẩn mới trong lớp băng ở độ sâu 3 km tại đảo Greenland, thuộc vùng Bắc Cực. Bà cho rằng, do có kích thước siêu nhỏ nên Herminiimonas glaciei có thể sống sót trong các tinh thể băng dưới lòng đất và tận dụng lượng dưỡng chất ít ỏi bị chôn vùi cùng băng.

"Chúng tôi không biết chúng ở trong trạng thái nào trước khi hồi sinh. Có lẽ chúng đang ngủ, nhưng cũng có thể quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng vẫn diễn ra với tốc độ cực chậm", Jean Brenchley, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, nói.

Nhóm của Loveland-Curtze cho hồi sinh vi khuẩn Herminiimonas glaciei bằng cách cho chúng vào môi trường có nhiệt độ 2 °C trong 7 tháng. Sau đó họ tăng nhiệt độ lên 5 °C trong 4 tháng rưỡi nữa. Cuối cùng vi khuẩn chuyển sang màu nâu tía.

Nhiều hành tinh trong vũ trụ, chẳng hạn như sao Hỏa, cũng có băng. Do đó các nhà khoa học cho rằng những vi sinh vật giống như Herminiimonas glaciei có thể tồn tại trên các hành tinh này. Ngoài ra, nhiều vệ tinh của hành tinh cũng có băng, trong đó vệ tinh Europa của sao Mộc là một ví dụ.

“Băng là loại vật chất lý tưởng nhất để duy trì các axit nucleic, hợp chất hữu cơ và tế bào. Khả năng tìm thấy chúng trên các hành tinh và vệ tinh là rất lớn nhờ môi trường lạnh giá trên các thiên thể đó. Nếu vi khuẩn tồn tại trên các hành tinh khác, chúng ta có thể xác định vị trí của chúng và giúp chúng hồi sinh”, Loveland-Curtze nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News