Giải mã âm thanh bí ẩn từ rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Nghiên cứu mới hé lộ nguồn gốc chính xác của tiếng biotwang bí ẩn trong lòng Thái Bình Dương, được phát hiện lần đầu tiên gần rãnh Mariana.

Các nhà nghiên cứu cuối cùng xác định nguồn gốc tiếng ồn bí ẩn đến từ rãnh đại dương sâu nhất thế giới. Âm thanh kỳ lạ được gọi là "biotwang" thực chất là tiếng gọi của cá voi Bryde (Balaenoptera edeni). Loài cá voi này có thể sử dụng tiếng gọi để định vị đồng loại. Giới khoa học lần đầu phát hiện tiếng ồn khác thường năm 2014 trong khi sử dụng tàu lượn dưới nước để tiến hành khảo sát rãnh Mariana bằng âm thanh. Đây là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất, trải dài hơn 2.400km ở phía nam Nhật Bản và có độ sâu tối đa 10.935 m, theo Live Science.

Giải mã âm thanh bí ẩn từ rãnh đại dương sâu nhất thế giới
Cá voi Bryde săn cá mòi dưới nước. (Ảnh: Scuba Magazine).

Âm thanh biotwang có thể chia thành hai phần riêng biệt, đầu tiên là âm thanh thấp giống tiếng lẩm bẩm vang vọng trong tầng nước sâu, thứ hai là âm thanh kim loại có cao độ mà các nhà nghiên cứu ví như tiếng phát ra từ tàu vũ trụ trong phim Star Trek và Star Wars. Những âm thanh này ban đầu gây bối rối cho nhà khoa học. Nhưng năm 2016, một nhóm nghiên cứu suy đoán biotwang nhiều khả năng là tiếng gọi từ cá voi tấm sừng lớn như cá voi xanh (Balaenoptera musculus) hoặc cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae). Tuy nhiên, âm thanh đó không khớp với tiếng gọi của bất kỳ loài cá voi nào đã biết.

Trong nghiên cứu mới công bố hôm 18/9 trên tạp chí Frontiers in Marine Science, các nhà nghiên cứu cuối cùng có thể chứng minh cá voi Bryde phát ra tiếng ồn, một phần nhờ công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới giúp sàng lọc hơn 200.000 giờ ghi âm, chứa nhiều loại âm thanh khác nhau trong đại dương. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ cá voi Bryde đứng sau biotwang khi họ trông thấy 10 con bơi gần quần đảo Mariana và ghi hình 9 con phát ra tiếng ồn đặc trưng.

"1 - 2 lần là sự trùng hợp nhưng 9 lần thì rõ ràng đó là cá voi Bryde", trưởng nhóm nghiên cứu Ann Allen, nhà hải dương học ở Trung tâm Khoa học Ngư nghiệp quần đảo Thái Bình Dương thuộc Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), cho biết.

Nhưng để chứng minh cá voi Bryde phát ra tiếng kêu, nhóm nghiên cứu đối chiếu tiếng ồn với mô hình di cư của loài vật, phân loại bản ghi âm qua nhiều năm thu thập bởi các trạm theo dõi trên khắp quần đảo Mariana và khu vực xung quanh. Họ tăng tốc quá trình bằng cách sử dụng AI để biến biotwang thành hình ảnh, gọi là ảnh phổ, qua đó dễ dàng phân biệt những tiếng ồn khác nhờ thuật toán học máy.

Nghiên cứu cũng nhận thấy biotwang chỉ có thể nghe được ở tây bắc Thái Bình Dương, dù cá voi Bryde sinh sống trên khu vực rộng hơn, chứng tỏ chỉ có một quần thể cá voi chuyên biệt phát ra âm thanh. Dữ liệu cũng hé lộ sự tăng vọt của biotwang năm 2016, khi nhiệt độ đại dương tăng do sự kiện El Nino làm tăng số lượng Bryde ghé qua khu vực. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ tại sao tiếng kêu nghe kỳ lạ như vậy. Họ sẽ cần thêm dữ liệu để kết luận chắc chắn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kế hoạch đưa con người sống dưới đáy biển đặc biệt cỡ nào?

Kế hoạch đưa con người sống dưới đáy biển đặc biệt cỡ nào?

DEEP có trụ sở tại Anh đang phát triển hệ thống Sentinel, cho biết  một môi trường sống dưới nước có thể được cấu hình lại theo module sẽ cho phép con người sống ở độ sâu 200m trong 28 ngày.

Đăng ngày: 19/09/2024
Hai bộ xương cá voi ở Lý Sơn được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam

Hai bộ xương cá voi ở Lý Sơn được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đối với hai bộ xương cá Ông (cá voi) được phục dựng, bảo tồn tại Di tích Lăng Tân (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).

Đăng ngày: 18/09/2024
Toa tàu điện ngầm biến thành nơi trú ngụ của các sinh vật biển

Toa tàu điện ngầm biến thành nơi trú ngụ của các sinh vật biển

Các toa tàu từng chật kín người ở thành phố Atlanta, Mỹ giờ đây đang nằm sâu gần 20 mét dưới Đại Tây Dương với những chú cá, rùa biển và san hô.

Đăng ngày: 16/09/2024
Dòng hải lưu Đại Tây Dương suy yếu khiến gió mùa nhiệt đới đảo lộn

Dòng hải lưu Đại Tây Dương suy yếu khiến gió mùa nhiệt đới đảo lộn

Nghiên cứu mới chỉ ra, dòng hải lưu Đại Tây Dương suy yếu khiến gió mùa nhiệt đới bị đảo lộn trong ít nhất 100 năm, mùa mưa ngắn hơn, bão nhiều hơn.

Đăng ngày: 14/09/2024
Nơi tụ họp bí ẩn của cá mập trắng giữa Thái Bình Dương

Nơi tụ họp bí ẩn của cá mập trắng giữa Thái Bình Dương

Mỗi mùa đông và mùa xuân, cá mập trắng bơi ngoài khơi California tập trung ở một khu vực xa xôi lớn ngang bang Colorado mà các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân.

Đăng ngày: 10/09/2024
Hải cẩu lặn biển sâu khi nghe

Hải cẩu lặn biển sâu khi nghe "chuông báo giờ ăn"

Các nhà khoa học phát hiện hải cẩu voi phía Bắc mỗi khi nghe thấy âm thanh phát ra từ thiết bị sonar đều lặn xuống độ sâu 645m để kiếm ăn.

Đăng ngày: 09/09/2024
Loài ốc lớn nhất thế giới nặng bằng lốp ô tô

Loài ốc lớn nhất thế giới nặng bằng lốp ô tô

Ốc trumpet Australia nặng tới 18kg với phần chân vàng rực kéo lê theo chiếc vỏ đồ sộ dài tới 91cm.

Đăng ngày: 09/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News