Giải mã bí ẩn 60 năm về sinh vật “vớ tím”
Các nhà khoa học đã xác định được sinh vật "vớ tím" - mang hình dạng và màu sắc của một chiếc vớ màu tím - dưới đáy biển và đặt tên cho nó là Xenoturbella.
Theo công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature gần đây, Xenoturbella thuộc về một trong các nhánh hình thành nên sự sống trên Trái Đất.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Greg Rouse của Viện Hải dương học Scripps tại Mỹ, cho biết họ gọi sinh vật kỳ lạ này với biệt danh "vớ tím" vì hình dạng và màu sắc tương đồng. Xenoturbella trông cũng giống một quả bong bóng bị xì hơi.
Những mô tả đầu tiên về Xenoturbella xuất hiện vào năm 1949. Sống dưới đáy đại dương, nó không có mắt, não và ruột. Thức ăn đi vào "lỗ miệng" và sau đó chính lỗ này thải chất bài tiết ra ngoài. Ban đầu, các nhà khoa học xác định nhầm Xenoturbella là động vật thân mềm dựa trên giải mã DNA của những thứ mà sinh vật này ăn vào.
Sinh vật "vớ tím" được đặt tên là Xenoturbella. (Ảnh: BBC).
Với sự trợ giúp của thiết bị tự hành lội nước điều khiển từ xa (ROV), các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu Xenoturbella kỹ càng hơn và quay được những hình ảnh đầu tiên về nó. Một mẫu vật các nhà khoa học có được dài khoảng 20cm, được đặt tên là Xenoturbella monstrosa.
Giáo sư Rouse nói rằng Xenoturbella nên được coi là sinh vật thuộc về nhóm nguyên thủy. "Chúng xếp gần phần gốc của cây tiến hóa và hiện nay đã phát hiện thêm bốn loài mới thay vì chỉ có một trên nhánh cây tiến hóa lớn" – vị này cho biết.
Có một thắc mắc mà nhóm nghiên cứu của giáo sư Rouse chưa thể giải đáp, đó là họ không nhìn thấy Xenoturbella ăn bao giờ. Chúng cũng chẳng có răng và cấu trúc phần miệng không thể giữ được "con mồi" – nếu có. Nhóm nghiên cứu hy vọng trong tương lai họ sẽ làm sáng tỏ bí ẩn xoay quanh sinh vật kỳ lạ của đại dương này.
Những hình ảnh phân tích "vớ tím"... (Ảnh: MBARI).
...sinh vật đã đánh đố các nhà khoa học hơn 60 năm qua. (Ảnh: MBARI).

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.
