Giải mã bí ẩn "hố tử thần" khổng lồ ở Siberia

Nghiên cứu mới cho rằng các điều kiện địa chất của khu vực cùng tác động của biến đổi khí hậu đã dẫn đến sự xuất hiện của loạt "hố tử thần" khổng lồ tại Siberia trong 10 năm qua.

Vào năm 2014, một miệng hố khổng lồ xuất hiện tại bán đảo Yamal của Siberia. Việc xuất hiện bất ngờ của "hố tử thần" này cùng các vật liệu xung quanh đó cho thấy đã có một vụ nổ xảy ra.

Sau đó, các nhà khoa học và người dân địa phương phát hiện thêm hơn chục "hố tử thần" khổng lồ tương tự trong khu vực, trong đó có một số sâu tới 50m.

Giải mã bí ẩn hố tử thần khổng lồ ở Siberia
Các nhà khoa học khảo sát miệng hố khổng lồ xuất hiện ở bán đảo Yamal, Siberia vào tháng 8-2020 - (Ảnh: Evgeny Chuvilin).

Trong quá trình điều tra, các nhà khoa học phát hiện nồng độ cao bất thường của khí metan quanh miệng hố khiến họ tin rằng một lượng lớn khí metan được giải phóng đã tạo ra các hố này.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới, do kỹ sư hóa học Ana Morgado (làm việc tại ĐH Cambridge) cùng các đồng nghiệp thực hiện, cho rằng giả thuyết về việc lớp đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy là không đủ để giải thích về sự hình thành các hố.

Thay vào đó, họ tin rằng một loạt các điều kiện đặc biệt liên quan đến địa chất bất thường của khu vực và tác động của biến đổi khí hậu đã khởi động một quá trình dẫn đến việc giải phóng khí metan thông qua các vụ nổ.

Theo nghiên cứu, sự nóng lên trên lớp đất bề mặt đã dẫn đến sự thay đổi áp suất nhanh chóng ở sâu trong lòng đất, cuối cùng dẫn đến sự giải phóng khí metan cực kỳ mạnh mẽ. Nhóm tác giả nhận định quá trình giải phóng khí metan bắt nguồn từ phản ứng vật lý.

Để so sánh, nhóm liên tưởng đến cái bơm và lốp xe đạp. Nếu bơm quá mức, lốp xe sẽ nổ. Trong trường hợp tại Siberia, cái bơm chính là sự thẩm thấu - quá trình di chuyển của chất lỏng để cân bằng nồng độ của các chất hòa tan trong chúng.

Theo trang IFLScience ngày 1-10, bán đảo Yamal có lớp đất sét đóng băng vĩnh cửu có tác dụng như rào cản sự thẩm thấu. Bên trong lớp đất này ở một số nơi trên bán đảo Yamal có một lớp nước không đóng băng có độ mặn cao gọi là cryopeg. Bên dưới cryopeg chính là các lớp nước - metan dạng kết tinh (metan hydrat hay băng cháy) được duy trì ổn định do nhiệt độ thấp và áp suất cao.

Tuy nhiên biến đổi khí hậu đã cho phép nước từ băng tan thẩm thấu xuống dưới, dẫn đến sự thay đổi áp suất và khiến các vết nứt xuất hiện. Các vết nứt này lan rộng dẫn đến áp suất giảm đột ngột ở sâu trong lòng đất, làm vỡ kết cấu của metan hydrat ở bên dưới cryopeg và giải phóng khí metan thông qua một vụ nổ.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng quá trình dẫn đến các vụ nổ giải phóng khí metan nói trên cần hàng thập kỷ để xảy ra, phù hợp với tình trạng khí hậu ngày càng nóng lên kể từ thập niên 1980.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nga tạo ra máy tính lượng tử ion tốc độ 50 qubit

Nga tạo ra máy tính lượng tử ion tốc độ 50 qubit

Nga gần đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực tạo ra máy tính lượng tử ion, đây rõ ràng là thành công đáng ghi nhận của Moskva.

Đăng ngày: 10/10/2024
Bí mật đen tối của ngành thời trang mà không phải ai cũng biết

Bí mật đen tối của ngành thời trang mà không phải ai cũng biết

Những con số thống kê và dự đoán tương lai đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn cho hiện tại.

Đăng ngày: 09/10/2024
Hệ thống điện mặt trời trên mái lớn nhất thế giới

Hệ thống điện mặt trời trên mái lớn nhất thế giới

Công ty Dubai Airports sẽ lắp đặt pin quang điện trên mái các sân bay Dubai International và Dubai World Central, giúp cung cấp điện cho 3.000 hộ gia đình.

Đăng ngày: 08/10/2024
Mặt trời vừa giải phóng cơn bão từ mạnh nhất sau 7 năm

Mặt trời vừa giải phóng cơn bão từ mạnh nhất sau 7 năm

Mặt Trời vừa giải phóng bão lửa mạnh nhất trong chu kỳ 25, gây mất liên lạc vô tuyến ở một số khu vực trên Trái Đất.

Đăng ngày: 08/10/2024
Con người sẽ đi đâu sau khi chết? Các nhà khoa học tiết lộ câu trả lời khó tin!

Con người sẽ đi đâu sau khi chết? Các nhà khoa học tiết lộ câu trả lời khó tin!

Cho đến nay, con người đã sống trên hành tinh xanh này hàng trăm nghìn năm và nền văn minh đã trải qua hơn 6.000 năm.

Đăng ngày: 06/10/2024
Phát hiện bất ngờ khi

Phát hiện bất ngờ khi "cứu" tu viện cổ trên vách đá cheo leo

Lịch sử đầy biến động của Sümela khiến người ta nghĩ rằng, đây là một địa điểm dường như được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo hoặc đồ họa máy tính.

Đăng ngày: 06/10/2024
Loài người bắt đầu việc đo thời gian như thế nào?

Loài người bắt đầu việc đo thời gian như thế nào?

Thời gian là một yếu tố quan trọng, có tác động rất lớn tới đời sống loài người và bài viết muốn chia sẻ cách chúng ta đo lường thời gian và những chiếc đồng hồ đầu tiên của loài người.

Đăng ngày: 05/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News