Giải mã bí ẩn vì sao bạn không thể bắt được tờ tiền
Hẳn bạn không còn quá xa lạ với trò chơi "thả tiền bắt lại" từng gây xôn xao trên đường phố. Cụ thể, một người sẽ đưa ra một tờ tiền và việc bạn phải làm là bắt nó giữa các ngón tay khi người kia bắt đầu thả ra.
Hầu như chúng ta đều gặp phải trường hợp này mỗi khi muốn bắt một tờ tiền thả từ trên xuống.
Bạn cho rằng mình chưa thật nhanh tay nhanh mắt ư? Nhưng sự thật, đây hoàn toàn chỉ là một cái bẫy và bạn khó có thể thắng được trò chơi này.
Đây hoàn toàn chỉ là một cái bẫy và bạn khó có thể thắng được trò chơi này.
Thực ra, có một lý do khiến bạn không thể bắt được tờ tiền bắt nguồn từ việc - thời gian phản ứng của hầu hết con người là 0,2 giây.
Đây là khoảng thời gian não cần để nhìn thấy 1 vật gì đó, và đưa ra chỉ thị để phản ứng lại. Nhưng khoảng thời gian này chưa đủ để đôi mắt của bạn tiếp nhận hình ảnh, bộ não xử lý thông tin và chỉ đạo ngón tay kẹp để giữ đồng tiền lại.
Các chuyên gia giải thích rằng, khi một vật được thả từ trên cao xuống, bạn có thể tìm ra khoảng thời gian để vật đó chạm xuống mặt đất dựa vào vận tốc rơi tự do và quãng đường vật di chuyển hay tìm ra khoảng cách đi của vật dựa vào vận tốc rơi và thời gian tiếp đất.
Dựa vào phương trình: D = 1/2 gt2.
Trong đó:
- D: khoảng cách
- t: thời gian
- g: gia tốc rơi tự do (gia tốc trọng trường)
Trên Trái đất, gia tốc trọng trường được tính là 9,8m/s2 nhưng ở bài toán này, chuyên gia toán học Tadashi Tokieda đã làm tròn mà giá trị g = 10m/s2.
Khi sử dụng phương trình này để tìm ra khoảng cách dựa trên thời gian phản ứng của con người là 0,2 giây và giá trị gia tốc trọng trường là 10, bạn sẽ có được đáp án là 0,2m hay 20cm.
Tuy nhiên, chiều dài của một tờ tiền USD là khoảng 15cm, có nghĩa là nếu ngón tay bạn đủ dài để bù đắp phần thiếu này thì nhiều khả năng bạn có thể phản ứng được để bắt nó.
Nhưng cũng không nên đầu hàng vội bởi biết đâu bạn lại "xuất thần" và có khả năng nắm trúng những tờ tiền rơi giữa các ngón tay của bạn?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc
Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.
