Giải mã cái chết của những xác ướp cổ nhất thế giới

Nước nhiễm thạch tín là thủ phạm giết chết những người cổ đại tại Chile, nơi kỹ thuật ướp xác được áp dụng sớm nhất trong lịch sử loài người.

National Geographic cho biết, người cổ đại ở vùng duyên hải Chinchorro thuộc Chile là cộng đồng đầu tiên biết cách ướp xác. Họ phát minh kỹ thuật ướp xác từ cách đây khoảng 7.000 năm. Nếu như người Ai Cập cổ đại chủ yếu ướp xác vua, hoàng hậu, các vị quan cao cấp và quý tộc thì người Chinchorro ướp thi thể của dân thường, trẻ em và thậm chí cả bào thai.

Bernardo Arriaza, một nhà khoa học của Đại học Tarapacá de Arica, Chile, muốn tìm hiểu nguyên nhân gây nên cái chết của những xác ướp cổ đại nói trên. Ông cùng các đồng nghiệp phân tích mẫu tóc của 46 xác ướp cổ mà người ta tìm thấy tại 5 địa điểm khác nhau trong thung lũng khô cằn Camarones ở phía bắc Chile và thuộc vùng duyên hải Chinchorro. Nhiều xác ướp trong số đó được bảo tồn hầu như nguyên vẹn tới tận ngày nay nhờ khí hậu khô trong thung lũng.

Giải mã cái chết của những xác ướp cổ nhất thế giới

Một xác ướp trẻ em được tìm thấy tại Chile. Ảnh: Bernardo Arriaza.

Kết quả cho thấy 90% tóc của xác ướp – có niên đại từ 600 tới 7.000 năm – có nồng độ thạch tín lớn hơn 1 mg trong mỗi gram tóc. Nồng độ đó đủ lớn để gây nên nhiều bệnh. Ở một số khu vực trong thung lũng nồng độ thạch tín lớn hơn nhiều.

“Tôi tin rằng những người Chile cổ đại tiếp xúc với thạch tín liên tục do uống nước nhiễm độc trong thung lũng Camarones từ đời này qua đời khác”, Arriaza phát biểu với National Geographic.

Arriaza cho rằng, căn cứ vào niên đại của các xác ướp, có thể khẳng định quá trình nhiễm độc thạch tín ở vùng duyên hải Chinchorro đã bắt đầu từ ít nhất 7.000 năm trước. Do thạch tín là chất không mùi, không vị nên những người ở vùng Chinchorro không thể biết họ bị nhiễm độc. Thạch tín khiến họ mắc các bệnh ung thư ở da, phổi, thận, bàng quang và nhiều hội chứng nguy hiểm khác.

Sau khi họ chết, một số người được ướp xác. Những cơ quan nội tạng của xác bị moi ra và được thay thế bởi đất, cỏ khô hay rơm rạ.

Nhóm nghiên cứu cho biết, những tầng đá và sườn dốc núi lửa trong thung lũng Camarones chứa khá nhiều kim loại. Khi băng trên các sườn dốc núi lửa tan chảy, chúng mang theo những kim loại độc xuống các dòng sông – nơi cung cấp nước uống cho người dân.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, thạch tín tích tụ trong các mô keratin – thứ tạo nên lông, tóc và móng tay người. Điều đó giải thích tại sao một sợi tóc của xác ướp có thể nói lên mức độ nhiễm độc của cái xác.

Theo Arriaza, bào thai và trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm độc thạch tín. Do những xác ướp có niên đại lớn nhất là bào thai và trẻ sơ sinh, ông cho rằng tỷ lệ sảy thai và đẻ non cao ở thời cổ đại đã thúc đẩy người dân ở vùng Chinchorro phát minh kỹ thuật ướp xác.

Ngày nay, nước uống trong thung lũng Camarones vẫn chứa hàm lượng thạch tín cao gấp vài trăm lần so với tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới. Vì thế mà người dân ở đây phải lấy nước từ nơi khác để uống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News