Giải mã cơ chế phóng điện giết con mồi của thủy quái Amazon
Lươn điện có khả năng phát ra các “cú sốc” điện để kiểm soát con mồi từ xa, làm cho con mồi co thắt cơ thể khiến chúng bị lộ vị trí ẩn nấp và cũng không thể tẩu thoát được.
>> 10 loài thủy quái của sông Amazon
Lươn điện, một loài thủy quái vùng Amazon, nổi tiếng có khả năng làm tê liệt con mồi bằng việc phát ra một dòng điện 660 volt. Tuy nhiên, cơ chế tấn công con mồi của loài vật này từ trước tới nay vẫn còn là một bí ẩn.
Lươn điện phóng dòng điện để truy quét tìm kiếm con mồi.
Theo một nghiên cứu thực nghiệm mới đây được công bố trên Tạp chí Khoa học (Journal Science) số ra ngày 5.12.2014 tiết lộ, lươn điện sử dụng các cú sốc điện để điều khiển từ xa con mồi, làm cho con mồi co thắt thân thể để lộ ra vị trí của chúng và đồng thời cú sốc điện giúp ngăn chặn con mồi trốn thoát.
Theo phân tích, lươn điện là một trong những loài cá điện, tuy nhiên, nó có được biết đến là loài phóng điện mạnh nhất, với khoảng 80% cơ thể chứa các tế bào đặc biệt để sản xuất điện năng không khác gì những quả pin sinh học. Trong miệng loài thủy quái này có một lớp màng nhầy đặc biệt hập thụ oxy từ không khí có thể giúp nó sống sót trong mùa khô.
Hầu hết cơ thể của loài thủy quái này đều có các tế bào sản xuất điện năng.
Loài lươn điện thường sinh sống trong các vùng nước ngọt ở xung quanh khu rừng Amazon và những con sống ở Orinoco, nơi có nhiều bùn và thiếu ánh sáng, khiến cho tầm nhìn ở dưới nước bị hạn chế. Song để cảm nhận được môi trường xung quanh, lươn điện phóng ra các xung điện thấp giống như việc sử dụng một radar để quét. Còn khi tự vệ và bắt mồi, loài cá này sẽ phóng một xung điện cao áp về phía mục tiêu với dòng điện có thể mạnh tới 660 volt.
Những thí nghiệm gần đây tiết lộ một bí mật rằng, lươn điện thực sự đã phát triển một cơ chế “điều khiển từ xa” để phóng trường điện khiến hệ thống thần kinh của con mồi bị ức chế, khiến cho hệ thống cơ của chúng bị co thắt, từ đó tạo điều kiện để loài lươn điện có thể tìm được vị trí chính xác, sau đó tóm gọn và giết chết con mồi một cách hiệu quả.
Lươn điện là loài thủy quái vô cùng đáng sợ ở vùng Amazon.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, điều đáng nói ở chỗ hiện vẫn chưa có một cơ chế nào trong tự nhiên cho phép các loài vật khác chống lại được cách phóng điện của loài lươn điện này. Ở Nam Mỹ, lươn điện còn được gọi là poraquê, có nghĩa là có thể khiến một ai đó ngủ thiếp đi, và dầu của loài cá này còn được sử dụng để điều trị thấp khớp, loãng xương, côn trùng và rắn cắn.
Video lươn điện giết chết cá sấu ở Amazon. (Nguồn: Telegraph/Youtube)
Trong tháng 12.2010, tờ Telegraph đã nghi nhận, một con cá sấu định xẻ thịt con lươn điện tại một dòng sông ở Amazon nhưng đã bị loài lươn điện này phóng điện chết tươi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên dùng chân, tay không bắt loài cá này vì chúng có thể giật người ngã xuống nước.

Những điều mà bạn không thể tin nổi là sự thật
Đôi khi có những điều hiển nhiên nhưng lại không ai có thể ngờ rằng nó là sự thật. Ở đây cũng vậy, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn 17 thông tin "không tưởng" sau.

7 con số ám ảnh đáng sợ trên khắp thế giới
Ngoài những con số 13, 666 mà nhiều người biết tượng trưng cho xui xẻo, chết chóc, ma quỷ thì còn 7 con số khác cũng gây ám ảnh đáng sợ khắp thế giới.

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Những quan niệm cổ xưa lý thú về cầu vồng
Trong các nền văn hóa cổ đại, cầu vồng xuất hiện trên bầu trời sau cơn mưa là một hiện tượng thiên nhiên mang nhiều ý nghĩa huyền bí.

Những ghi chép về loài rồng "có thật" trong lịch sử
Rồng là linh vật trong truyền thuyệt được coi là sản phẩm trong trí tưởng tượng của loài người. Tuy nhiên có rất nhiều câu chuyện, truyền thuyết huyền bí đã ghi nhận sự xuất hiện của loài sinh vật to lớn, biết bay,biết khạc ra lửa này.

Phân loại các lò phản ứng hạt nhân
Có rất nhiều cách để phân loại lò phản ứng hạt nhân, trong đó cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào các chất làm chậm và chất truyền nhiệt sử dụng trong lò phản ứng.
