Giải mã kho báu bí ẩn của người Viking
Các nhà nghiên cứu ở Scotland đã nghiên cứu và phân tích một loạt các đồ tạo tác bí ẩn có từ thời Viking với một khoản tài trợ trị giá 1 triệu bảng Anh.
Những món đồ tạo tác quý hiếm có tên gọi chung là Galloway Hoard trước đó đã được các nhà khảo cổ tìm thấy tại một cánh đồng ở Dumfries và Galloway. Sau đó, Bảo tàng Quốc gia Scotland (NMS) mua lại toàn bộ.
Những món đồ tạo tác cực quý hiếm được kỳ vọng hé mở những bí mật của người Viking.
Theo dự án "Unwrapping the Galloway Hoard" do NMS hợp tác với Đại học Glasgow thực hiện, các nhà nghiên cứu dự định sẽ kiểm tra chi tiết các đồ tạo tác cực quý hiếm này.
Kho tàng bao gồm một loạt các vật phẩm trang sức và kim loại quý, bao gồm một thỏi vàng quý hiếm, một chiếc ghim hình con chim bằng vàng độc đáo và một chiếc bình mạ bạc được trang trí chứa hạt, bùa hộ mệnh bằng thủy tinh, đá pha lê, một chiếc trâm bạc, 5 trâm cài Anglo-Saxon chưa từng được tìm thấy ở Scotland.
Martin Goldberg, người phụ trách chính về khảo cổ và lịch sử thời trung cổ tại NMS, giải thích rằng trong khi hầu hết các kho tích trữ thường được hiểu là của cải chôn giấu, với trọng tâm là các sự kiện xung quanh thời điểm chôn cất thì Galloway Hoard thách thức quan điểm này. Đây là một cơ hội hiếm có để làm rõ những bí ẩn chưa từng được biết đến của những người Viking.
"Chúng tôi đã khám phá ra nhiều điều thông qua công tác bảo tồn và mọi người sẽ có thể thấy điều đó trong triển lãm sắp tới. Tuy nhiên, dự án nghiên cứu này sẽ cho phép tiến xa hơn nữa bằng cách sử dụng các kỹ thuật khoa học và hợp tác quốc tế", Martin Goldberg nói.
Trong khi "Unwrapping the Galloway Hoard" là một dự án kéo dài ba năm, các đồ tạo tác dự kiến sẽ được trưng bày như một phần của triển lãm vào năm 2021.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
