Giải mã ngọn đồi quanh năm bốc khói axit

Đồi bốc khói (Smoking Hills) nằm ở ven biển phía đông Cape Bathurst, thuộc Các lãnh thổ Tây Bắc của Canada, tiếp giáp Bắc Băng Dương và một cụm hồ nhỏ.

Ngôi làng gần những ngọn đồi nhất là Paulatuk, nơi cách đó tới gần 97km. Được biết, từ rất lâu, người dân bản địa tại đây đã tới thu thập than phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

Người đầu tiên khám phá ra “Smoking Hills” chính là nhà thám hiểm người Ireland và thuyền trưởng Robert McClure vào đầu những năm 1800. Đó là thời điểm cả đội tới phía bắc Canada để tìm kiếm nhà thám hiểm Sir John Franklin, người mất tích 5 năm trước khi vạch ra hành trình tây bắc của Canada.


Năm 1850, thuyền trưởng người Anh Robert McClure điều khiển tàu Investigator đến Bắc Cực để tìm kiếm đoàn thám hiểm mất tích do Đề đốc John Franklin dẫn đầu. Đoàn thám hiểm gồm 129 người của Franklin đã rời nước Anh 5 năm trước. (Ảnh: Rebrn).


Theo Amusing Planet, tàu Investigator di chuyển về phương bắc qua Thái Bình Dương và tiến vào Bắc Băng Dương thông qua eo biển Bering, sau đó đi theo hướng đông để kết hợp với một tàu thám hiểm Anh khác đến từ tây bắc. (Ảnh: Panoramio).


Khi đoàn tìm kiếm của McClure đến cửa sông Horton trên vùng biển Beaufort gần Cape Bathurst, Canada, ông trông thấy đám khói từ những ngọn đồi phía xa. Nghi ngờ khói có thể đến từ lửa trại của Franklin, McClure lập tức cử một đội thủy thủ điều tra. (Ảnh: Ponant).


Đội điều tra phát hiện những cột khói dày đặc bốc lên từ các miệng phun trên mặt đất. Các thủy thủ trở về với một mẫu đá cháy âm ỉ. Khi họ đặt mẫu vật lên bàn, nó tạo ra một lỗ thủng trên mặt gỗ. (Ảnh: Featherlight Photography).


Lúc đó, McClure cho rằng những viên đá có nguồn gốc từ núi lửa. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện vùng đồi núi này chứa những mỏ than non lớn giàu lưu huỳnh, có thể bắt lửa ngay lập tức khi các ngọn đồi xói mòn và mạch khoáng chất tiếp xúc với không khí. (Ảnh: Wikimedia Commons).


Khói bốc ra từ các mỏ than chứa dioxit lưu huỳnh, axit sunfuric và hơi nước, khiến những hồ nước nông gần đó bị nhiễm axit và tạo nên một vùng sinh vật đặc thù, tương phản với hệ sinh vật ở những hồ chứa kiềm lân cận. (Ảnh: Wikimedia Commons).


Theo các nhà khoa học, quá trình bốc cháy của những mỏ than ở Smoking Hills đã diễn ra qua nhiều thế kỷ và sẽ còn kéo dài trong tương lai. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Suốt nhiều năm, khí lưu huỳnh đioxit đốt cháy làm thay đổi độ oxit của ngọn đổi khiến hệ sinh thái tại đây thay đổi. Những lớp đá nung dưới sức nóng đã chuyển thành màu đỏ, cam rực rỡ trên vách đá, xuất hiện mờ ảo dưới lớp khói.

Bên cạnh vách đá chính là đại dương bao la kèm theo đợt sóng vỗ, tạo nên cảnh tượng huyền ảo mà kỳ vỹ. Điều này hối thúc nhiều du khách ưa mạo hiểm không quản ngại khó khăn tới đây để tận mắt chứng kiến.

Để tiếp cận hệ sinh thái địa chất độc đáo này, du khách phải đối diện với cuộc hành trình. Không thể tới trực tiếp, bạn chỉ có thể đến Smoking Hills bằng tàu hoặc ngồi máy bay trực thăng ngắm cảnh từ trên cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News