Giải mật vệ tinh gián điệp của Mỹ

Cuối tuần qua, Cục Do thám quốc gia Mỹ (NRO) đã giải mật 2 chương trình vệ tinh bí mật với sự tham gia của 3 vệ tinh gián điệp tuyệt mật chuyên do thám Nga, Trung Quốc: KH-7 GAMBIT, KH-8 GAMBIT 3 và KH-9 HEXAGON.

Vệ tinh KH-9 HEXAGON (biệt hiệu Chim Lớn) to bằng xe bus, chứa hơn 100km phim độ phân giải cao phục vụ các nhiệm vụ giám sát không gian. Mỗi đoạn phim rộng hơn 15cm bắt được hình ảnh một vùng địa hình dài tới 685km ở Nga hoặc Trung Quốc thời Chiến tranh Lạnh.

Các camera của HEXAGON quay tới quay lui khi vệ tinh này bay trên Trái đất. Các sĩ quan tình báo gọi quá trình này là “cắt cỏ”. Theo NRO, các vệ tinh gián điệp của cơ quan này có độ phân giải từ 0,6m đến gần 1m.

Mỗi nhiệm vụ của mỗi vệ tinh HEXAGON kéo dài khoảng 124 ngày. Vệ tinh phóng 4 khoang chứa phim để có thể gửi ảnh về Trái đất. Một máy bay sẽ được sử dụng để đón lấy khoang chứa phim (gắn dù) ngay trong không trung.

Phim ở trong hộp bảo vệ chứa các bức ảnh có độ phân giải cao chụp một số căn cứ tàu ngầm và hầm ngầm chứa tên lửa của Nga.

Trước khi hệ thống vệ tinh gián điệp HEXAGON được hoàn thành, hệ thống do thám GAMBIT của NRO có nhiệm vụ giám sát các mục tiêu cụ thể trên khắp thế giới.


Cấu tạo vệ tinh gián điệp KH-9 HEXAGON (Ảnh: Lockheed Martin)

GAMBIT 1, hệ thống ban đầu của chương trình vệ tinh, được phóng lần đầu tiên vào năm 1963, mang theo camera KH-7 có tiêu cự gần 2m để thu thập thông tin về năng lực kỹ thuật và khoa học nước ngoài đe dọa an ninh của Mỹ. Hệ thống vệ tinh GAMBIT thứ 2 được phóng năm 1966, mang theo camera có tiêu cự hơn 4,4m.

Chương trình vệ tinh GAMBIT hoạt động từ tháng 7/1963 đến 4/1984. Các vệ tinh đều cồng kềnh và được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg. Những vệ tinh đầu tiên dài 4,5m, rộng 1,5m, nặng 523kg. Vệ tinh GAMBIT 3 có cùng chiều rộng nhưng dài hơn (9m), nặng hơn (1.873kg).

Không giống những vệ tinh HEXAGON sau đó, các vệ tinh GAMBIT được thiết kế cho những sứ mệnh ngắn ngày. Sứ mệnh trung bình của GAMBIT 1 kéo dài 6 ngày rưỡi. Có tất cả 38 lần phóng, trong đó có 10 lần thất bại, theo tài liệu của NRO.

Trung bình, nhiệm vụ của các vệ tinh GAMBIT 3 kéo dài khoảng 31 ngày. Có tổng cộng 54 lần phóng, trong đó 4 lần thất bại.

Giống như chương trình HEXAGON và CORONA, các vệ tinh GAMBIT gửi phim về Trái đất qua những khoang chứa và được máy bay đón lấy. GAMBIT 1 có khoảng 914m phim, còn GAMBIT 3 có tới 3.731m phim, theo tài liệu của NRO.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News