Giải Nobel cũng có khi "lạc chỗ"
Mặc dù góp công không nhỏ trong các nghiên cứu đạt giải Nobel, nhưng nhiều nhà khoa học đã bị quên, không hề có tên trong danh sách nhận giải.
Alfred Nobel đã dành 94% trị giá tài sản để lập nên 5 giải Nobel (Vật lý, Hóa học, Sinh lý học hay Y học, Văn học và Hòa bình) cho những ai "trong những năm trước khi giải được trao đó, đã đưa đến những lợi ích lớn nhất cho con người”. Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực khoa học kinh tế. Thế nhưng trên thực tế, không phải lúc nào giải thưởng cao quý này cũng được trao cho đúng chủ nhân của nó.
Edouard Branly
Nghiên cứu của Heinrich Rudolf Hertz và Edouard Branly là nguồn gốc công trình điện báo vô tuyến của Guglielmo Marchese Marconi. Tuy nhiên, Ủy ban xét duyệt giải Nobel Vật lý năm 1909 đã quên Edouard Branly khi trao giải cho công trình này, dù Marconi có xác nhận công lao của Branly.
Guglielmo Marconi
Bộ Bưu điện và Điện báo Italy đã từ chối giúp đỡ tài chính cho Marconi sau khi ông giới thiệu các công trình mà họ cho là ngông cuồng. Bởi vậy, Marconi qua Anh để tiếp tục nghiên cứu về việc truyền sóng. Tại Italy, kỳ công về kỹ thuật của ông cuối cùng đã được công nhận khi dịch vụ điện thoại vô tuyến mà ông mở ra với sự giúp đỡ của học trò - Edouard Branly - phát triển. Branly nhận được giải Nobel, nhưng Marconi lại không được mời để chia giải thưởng với người học trò nổi tiếng này.
Charles Best
![]() |
Charles Best - người lẽ ra đã được cùng nhận giải Nobel Y khoa 1923. (Ảnh: Physics) |
Tức giận vì Charles Best bị đối xử bất công, Banting đã chia phần của ông cho Charles Best. Sau đó, Ủy ban xét duyệt Nobel nhận ra sai lầm nhưng họ không có phương tiện nào để sửa lại, vì những quyết định đã ban ra rồi không thể thu hồi được.
Dominique Stehelin
John Bishop và Harold Varmus được giải Nobel về Y học năm 1989 nhờ khám phá về nguồn gốc khối u sau khi nhiễm virus. Nhưng nhiều nhà khoa học Pháp rất tiếc cho Dominique Stehelin vì ông chính là người khám phá ra điều đó đầu tiên khi làm thực tập hậu tiến sĩ năm 1976. Theo họ, lẽ ra Stehelin phải được đứng chung giải Nobel.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...
