Giải pháp mới: Sản xuất điện từ phân ngựa

Trang Interesting Engineering cho biết phân ngựa sắp có công dụng mới khi giới nghiên cứu tìm ra cách sản xuất điện không cần nhiên liệu hóa thạch.

Đưa mức phát thải về 0 trong vài thập kỷ tới là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Họ nỗ lực từ bỏ dần than và khí đốt, chuyển sang nguồn năng lượng thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên năng lượng xanh phổ biến như điện mặt trời hay điện gió lại chưa thể cung cấp liên tục. Thay vào đó, sử dụng chất thải của động vật có thể được những người phản đối điện hạt nhân chấp nhận.


Tiềm năng năng lượng của phân ngựa cao hơn.

Điện từ phân

Hầu hết phương pháp sản xuất thông thường đều sử dụng nhiên liệu để biến nước thành hơi nước, làm quay tua bin sinh ra điện. Phân động vật có thể được dùng như nhiên liệu đốt trực tiếp, nhưng giới nghiên cứu đã tìm ra cách hiệu quả hơn - một trong số đó dựa trên quá trình phân hủy kỵ khí. Phân hủy kỵ khí là quá trình vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ ở điều kiện không oxy. Thùng chứa lớn có thể tái tạo quá trình này một cách có kiểm soát. Vài vi sinh vật sẽ chuyển đổi phân thành khí methane dùng làm chất đốt. Một cách nữa là trực tiếp làm nóng phân ướt có cả không khí làm quay tua bin.

Loạt phương pháp trên giúp tăng giá trị ngành chăn nuôi (nguồn phát thải khí nhà kính hàng đầu), đồng thời hỗ trợ nỗ lực từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Trong số trang trại chăn nuôi sắp đóng vai trò nguồn cung phân, trang trại nuôi ngựa là tốt hơn cả.

Vì sao phân ngựa tốt hơn?

Ngựa tiêu hóa nhanh hơn gia súc rất nhiều, chỉ mất 72 giờ biến thực phẩm thành chất thải. Trung bình một con ngựa thải ra hơn 27kg chất thải mỗi ngày.

Phân ngựa khô hơn phân bò và giàu chất dinh dưỡng hơn vì thức ăn cho ngựa chất lượng hơn cỏ cho bò. Vì vậy tiềm năng năng lượng của phân ngựa cao hơn.

Sản xuất điện từ phân ngựa giúp đơn vị sử dụng ngựa xử lý chất thải. Nhưng thách thức đặt ra là cần đặt nhà máy điện gần các cơ sở này.

Năm 2019, công ty Fortum (Phần Lan) dùng phụ phẩm gỗ lót chuồng cho ngựa. Sau đó phân cùng chất lót chuồng được sử dụng làm chất đốt tại một nhà máy điện gần trang trại nuôi ngựa, tạo ra 140MWh năng lượng đủ cho 6.500 ngôi nhà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News