Giáo sư Mỹ: "Có khả năng chúng ta đang sống trong giả lập"
Theo giáo sư làm việc tại Đại học Columbia, có 50% khả năng nhân loại chỉ là một môi trường giả lập của nền văn minh tiên tiến hơn.
Ý tưởng thế giới giả lập xuất hiện trong series phim điện ảnh The Matrix được một số nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Theo bài viết trên Scientific American, Giáo sư thiên văn học David Kipping của Đại học Columbia cho rằng có đến 50% khả năng con người đang sống trong môi trường ảo.
Giả thuyết này khởi nguồn vào năm 2003, trong bài báo khoa học nổi tiếng của triết gia Nick Bostrom đến từ Đại học Oxford. Ông cho rằng thực tại của chúng ta chỉ là một mô phỏng trên máy tính của nền văn minh tiên tiến nào đó.
Có phải toàn bộ cuộc sống của chúng ta chỉ là một mô hình giả lập? (Ảnh: Futurism).
Theo Nick Bostrom, có ít nhất một trong 3 mệnh đề sau đây đúng: các nền văn minh thường tuyệt chủng trước khi có khả năng phát triển được mô phỏng thực tế; các nền văn minh tiên tiến thường không quan tâm đến việc tạo ra các mô phỏng thực tế; gần như chắc chắn chúng ta đang sống bên trong một mô phỏng máy tính.
Giờ đây, nhà thiên văn học David Kipping đã xem xét kỹ những mệnh đề này - còn được gọi là “bộ ba bất khả thi” của Bostrom - và cho rằng về cơ bản có 50% khả năng chúng ta đang sống trong một thế giới mô phỏng.
Kipping đã thu gọn 2 mệnh đề đầu tiên thành một. Ông lập luận rằng cả 2 đều dẫn đến cùng một kết quả: chúng ta không sống trong mô phỏng.
Sử dụng phương pháp Suy luận Bayes, là một kiểu suy luận thống kê, trong đó các quan sát hay bằng chứng được dùng để cập nhật hoặc suy luận ra xác suất đúng của giả thuyết.
“Bạn chỉ cần gán một xác suất tiên nghiệm cho mỗi mô hình này”, Kipping nói với Scientific American. “Chúng tôi dùng nguyên tắc trung lập, đây là giả định mặc định khi bạn không có bất kỳ dữ liệu nào hoặc khuynh hướng nào”.
Kipping cho rằng càng nhiều lớp thực tế được ghép nối trong một mô phỏng (như nhiều lớp vỏ của búp bê Nga) thì càng cần ít tài nguyên của máy tính khổng lồ dùng để giả lập.
Sau khi tính toán, nhà thiên văn học này kết luận có khoảng 50% khả năng một trong 2 giả thuyết là đúng. Tức cơ hội thế giới chúng ta đang sống là mô hình giả lập của nền văn minh tiên tiến nào đó là 50-50.
Nếu con người tạo ra được một mô phỏng như vậy thì viễn cảnh sẽ thay đổi hoàn toàn. “Ngày chúng tôi phát minh ra công nghệ đó, tỷ lệ cược sẽ tăng từ 50% lên đến gần như chắc chắn chúng ta không có thật", Kipping cho biết.
Không chỉ có các nhà khoa học, một số nhân vật nổi tiếng cũng từng nghi ngờ thực tại của con người. Trong hội nghị Recode 2016, Elon Musk – nhà sáng lập Tesla và SpaceX – cho rằng “xác suất chúng ta đang sống trong thế giới nguyên bản là một trên một tỷ”.

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?
Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì
Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm
Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác
Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?
Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt
