Nguyên nhân khiến chúng ta chảy máu mũi
Chảy máu mũi là hiện tượng khá phổ biến và có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu mũi đấy!
Chảy máu mũi là gì?
Chảy máu mũi là vấn đề khá khó chịu - và thậm chí khiến nhiều người giật mình nữa - nhưng đó không phải là điều hiếm khi xảy ra. Mỗi năm, có đến 60 triệu người tại Mỹ gặp phải một lần chảy máu mũi - theo thống kê từ Yale Medicine. Được giới y học gọi bằng cái tên "chảy máu cam" (epistaxis), tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ từ 2 - 10 tuổi và người lớn từ 50 - 80 tuổi.
Mũi có chứa nhiều mạch máu nhằm giúp làm ấm và làm ẩm không khí bạn hít vào. Các mạch máu này nằm gần bề mặt bên trong của mũi, khiến chúng dễ bị tổn thương bởi môi trường khô, hắt hơi quá mạnh, hoặc vô tình bị tác động bởi ngón tay đưa vào mũi. Máu chảy ra từ khu vực này của mũi được gọi là "chảy máu mũi trước".
Ít phổ biến hơn so với chảy máu mũi trước là chảy máu mũi sau, bắt nguồn từ các nhánh của động mạch bên trong khoang mũi. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn, nặng hơn, và trong nhiều trường hợp sẽ cần hỗ trợ y tế.
Nguyên nhân gây chảy máu mũi
Cách làm máu mũi ngừng chảy
Có nhiều cách để làm máu mũi ngừng chảy, nhưng Yale Medicine khuyến nghị bạn nên làm theo các bước sau:
- 1. Ngồi xuống và bóp chặt phần mềm của mũi, ngay phía trên hai lỗ mũi, trong khoảng 10 phút, bằng một miếng khăn giấy hay khăn bông.
- 2. Đừng ngửa đầu ra sau. Thay vào đó hãy chúi về phía trước và thở bằng miệng. Hành động này sẽ buộc máu chảy ra ra khăn giấy trên mũi bạn, ngăn máu không chảy ngược vào cổ họng và đi vào dạ dày.
- 3. Đặt một túi đá bọc vải có sẵn trong tủ lạnh lên mũi để làm các mạch máu co lại và giảm sưng.
- 4. Đừng nằm xuống. Giữ mũi phía trên tim sẽ giúp giảm áp lực máu trong các mạch máu bên trong mũi và từ đó giảm tình trạng chảy máu mũi.
- 5. Nếu máu không ngừng chảy sau 10 phút thực hiện các động tác tạo áp lực như trên, hãy sử dụng các loại thuốc nhỏ/xịt có tác dụng thông mũi như Afrin: xịt hai lần vào mỗi lỗ mũi mỗi 10 phút/lần, tối đa 3 lần, cho đến khi máu ngừng chảy.
Giải quyết chảy máu mũi theo cách này không đúng đâu nhé!
Cách phòng chống chảy máu mũi
Chảy máu mũi thường xảy ra bất ngờ và không lường trước được. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ chảy máu mũi bằng cách thực hiện một vài biện pháp phòng chống như sau:
- Giữ màng mũi ẩm, đặc biệt trong thời tiết lạnh, khô, bằng cách xoa một lớp gel gốc dầu vào mỗi lỗ mũi, hoặc sử dụng thuốc xịt mũi có thành phần muối.
- Đừng ngoáy mũi, hoặc nếu phải ngoáy thì hãy cắt móng tay trước để tránh bị thương.
- Sử dụng máy tạo ẩm để giúp không khí trong nhà bạn không bị khô.
Đào móng xây nhà phát hiện bảo vật quốc gia duy nhất, tiết lộ truyền thuyết hiếu kỳ
Mộ cổ vị vua "nam thần" tết lộ "Thời kỳ Đen tối" 1.400 năm trước

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
