Giáo sư Vật lí giải thích về khả năng có cuộc sống sau khi con người rời khỏi thế giới này

Có cuộc sống nào khác sau khi con người rời khỏi thế giới này hay không? Đó là câu hỏi đã ám ảnh nhân loại suốt hàng thế kỷ nay. Còn giới khoa học thì nói thế nào về khả năng này?

Đã có rất nhiều tác phẩm điện ảnh, văn học về đề tài cuộc sống sau khi chết, nhưng câu hỏi đó chưa bao giờ có câu trả lời chắc chắn cả. Ngay cả giới khoa học cũng nghiên cứu rất nhiều về chủ đề này nhưng khó đưa ra một nhận định rõ ràng.

Tuy nhiên, Sean Carroll, nhà vũ trụ học và là giáo sư Vật lí ở Học viện Công nghệ California, sau nhiều năm nghiên cứu đã khẳng định: Cuộc sống sau khi lìa đời là “bất khả”.

Theo ông Carroll, lý thuyết có tồn tại “thế giới bên kia” phải dựa trên tiền đề là ý thức của con người hoàn toàn tách rời với cơ thể vật lí. Tuy nhiên, khoa học lại khẳng định rằng ý thức là kết quả của các nguyên tử và các hạt hạ nguyên tử, chứ không phải của một linh hồn có thể nằm bên ngoài cơ thể con người.


Theo các định luật Vật lí thì không có khả năng nào để tồn tại cuộc sống sau khi lìa đời. (Ảnh minh họa: Getty/ EyeEm).

Tiến sĩ Carroll giải thích: “Nhiều người cho rằng có một kiểu ý thức nào đó vẫn tiếp tục tồn tại sau khi cơ thể chúng ta không còn sống. Nhưng lý thuyết này vấp phải một trở ngại không thể vượt qua. Vì có các định luật Vật lí đã được chứng minh trong cuộc sống hằng ngày và không có định luật nào cho phép thông tin được lưu trữ trong não chúng ta vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chúng ta qua đời”.

Ông Carroll cũng phân tích: “Mỗi loại hạt có một trường trong vũ trụ: Một trường cho photon, một trường cho electron… Nhưng các thử nghiệm lượng tử đã được thực hiện rồi, và không có hạt “linh hồn” nào được phát hiện ra cả, cho thấy không tồn tại cuộc sống sau khi qua đời”.


Thông tin trong não cũng không thể tồn tại sau khi con người không còn sống nữa. (Ảnh minh họa: Getty/ iStock).

Tất nhiên, ông Carroll đang chứng minh dựa trên các định luật khoa học, nhưng đối với một số người, vẫn có những điều mà khoa học không thể giải thích, nên thực sự là có những chuyện tồn tại hay không tồn tại chỉ phụ thuộc vào niềm tin của mỗi người mà thôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc

Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi

Một người đàn ông đã ghi lại khoảnh khắc phát hiện một "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi.

Đăng ngày: 03/04/2025
Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?

Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?

Chỉ trong tầm 30 năm, Qatar đã từ một “làng chài” trở thành vương quốc giàu có tột bậc.

Đăng ngày: 03/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News