Giáo sư Weissman phát triển vaccine chống mọi virus corona

Nhiều thập kỷ nghiên cứu của Drew Weissman đã giúp hàng tỷ người được tiêm vaccine Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA, nhưng ông vẫn chưa dừng lại.

Nhà miễn dịch học Drew Weissman hôm 9/9 được vinh danh cùng đồng nghiệp Katalin Kariko với giải thưởng Đột phá về Khoa học Đời sống năm 2022 trị giá 3 triệu USD.

Ông hiện dẫn đầu các nỗ lực nghiên cứu một loại vaccine mới có thể chống lại tất cả loại virus corona, theo AFP.

Giải thưởng Đột phá do Thung lũng Silicon tài trợ vinh danh những khám phá quan trọng với số tiền thưởng cao kỷ lục trong giới khoa học. Trong giải Đột phá thường niên lần thứ 10, tổng cộng 15,75 triệu USD được trao cho các nhà khoa học.

“Đã có ba lần virus corona hoành hành trong 20 năm qua”, Weissman cho biết. Ông đề cập đến dịch SARS năm 2003, MERS phát hiện năm 2012 và Covid-19 năm 2019.

“Hãy giả định rằng virus corona sẽ xuất hiện nhiều lần trong tương lai. Chúng ta có thể chờ đại dịch tiếp theo, sau đó dành một năm rưỡi để nghiên cứu vaccine. Hoặc chúng ta có thể nghiên cứu từ bây giờ và sẵn sàng sử dụng ngay khi cần thiết”, ông nói thêm.

Giáo sư Weissman phát triển vaccine chống mọi virus corona
Nhà miễn dịch học Drew Weissman. (Ảnh: AFP).

Weissman và các cộng sự bắt đầu dự án nghiên cứu từ đầu năm 2020 và xuất bản hai bài nghiên cứu với những kết quả đầy hứa hẹn. Một trong những loại vaccine được điều chế đã chứng minh khả năng chống lại SARS và một vài loại virus corona ở động vật có thể lây sang người.

Trọng tâm mới của vaccine là huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận biết những bộ phận không đột biến nhanh của virus.

“Ước mơ của tôi kể từ khi bắt đầu học đại học và trường y là tạo ra một thứ gì đó giúp đỡ mọi người. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi thấy vaccine của mình đã cứu rất nhiều mạng sống”, nhà khoa học Weissman chia sẻ.

Weissman đã dự đoán trước vấn đề bất bình đẳng vaccine trên toàn cầu. Ông đang làm việc với chính phủ Thái Lan để phát triển một loại vaccine Covid-19 mới. Ông cũng thừa nhận đã rất ngạc nhiên về sự do dự của người dân trước vaccine Covid-19 tại các quốc gia phát triển.

“Những người phản khoa học, chống chính phủ làm chúng tôi ngạc nhiên. Tôi thậm chí không nghĩ đến việc họ chống lại vaccine”, ông nói.

Công nghệ mRNA từng bị lãng quên vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Vào năm 2005, Weissman và đồng nghiệp đã tìm ra cách sử dụng công nghệ RNA để ngăn chặn phản ứng viêm xảy ra trong các thí nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, khi bài nghiên cứu được xuất bản, Weissman không nhận được bất kỳ sự liên lạc nào.

Hiện nhóm của Weissman nghiên cứu công nghệ RNA nhằm chữa trị bệnh hồng cầu lưỡi liềm. Mỗi năm, khoảng 200.000 trẻ em sơ sinh sinh ra tại châu Phi mắc căn bệnh này. Phương pháp chữa trị duy nhất hiện tại là cấy ghép tủy xương nhưng rất tốn kém và có rủi ro cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu mới: 36% người từng mắc Covid-19 không phát triển kháng thể

Nghiên cứu mới: 36% người từng mắc Covid-19 không phát triển kháng thể

Một nghiên cứu mới từ Đại học Pennsylvania cho thấy, 36% những người từng mắc Covid-19 không phát triển kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 trong máu.

Đăng ngày: 09/09/2021
Phát hiện mới về những người có siêu kháng thể với Covid-19

Phát hiện mới về những người có siêu kháng thể với Covid-19

Các nhà khoa học phát hiện một số người có hệ miễn dịch phản ứng rất mạnh trước các biến chủng của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến chủng siêu lây nhiễm Delta.

Đăng ngày: 09/09/2021
So sánh 4 loại vaccine Covid-19, phát hiện vaccine AstraZeneca đứng số 1 về giảm nguy cơ nhập viện

So sánh 4 loại vaccine Covid-19, phát hiện vaccine AstraZeneca đứng số 1 về giảm nguy cơ nhập viện

Theo nghiên cứu mới, chỉ 1,52% trong số những người được tiêm vaccine AstraZeneca/ Oxford phải nhập viện vì Covid-19, với tỷ lệ tử vong chỉ là 0,03%.

Đăng ngày: 07/09/2021
Xét nghiệm nước thải có thể báo trước thời điểm bùng dịch Covid-19 một tháng

Xét nghiệm nước thải có thể báo trước thời điểm bùng dịch Covid-19 một tháng

Xét nghiệm nước thải có thể báo trước thời điểm bùng dịch Covid-19 một tháng. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ.

Đăng ngày: 06/09/2021
Phát triển thuốc diệt khuẩn nano khử virus hiệu quả tới 7 ngày

Phát triển thuốc diệt khuẩn nano khử virus hiệu quả tới 7 ngày

Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ nano để phát triển hợp chất làm sạch bề mặt có tác dụng với nCoV và nhiều loại virus khác trong 7 ngày liên tục.

Đăng ngày: 06/09/2021
5 biến chủng nCoV mới được WHO gắn mác

5 biến chủng nCoV mới được WHO gắn mác "đáng quan tâm"

Các biến chủng nCoV mới được xếp vào nhóm " đáng quan tâm" đã từng xuất hiện ở nhiều ổ dịch trên thế giới, tiềm ẩn nguy cơ kháng vaccine và lây lan mạnh.

Đăng ngày: 04/09/2021
Nghiên cứu mới: Nọc rắn độc Brazil có khả năng ức chế virus SARS-CoV-2

Nghiên cứu mới: Nọc rắn độc Brazil có khả năng ức chế virus SARS-CoV-2

Các nhà nghiên cứu ở Brazil đã phát hiện phân tử trong nọc rắn jararacussu có khả năng ức chế virus SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 03/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News