Giao tiếp bằng âm thanh trong lòng đại dương
Một nhóm nghiên cứu quốc tế về âm thanh của các loài cá giống dưới biển sâu mới đây đã phát hiện ra rằng lươn sử dụng một vài nhóm cơ để tạo ra âm thanh có vai trò quan trọng trong việc gọi bạn tình của con đực.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu được công bố trực tuyến trên số ra ngày 24 tháng 9 trên tờ Biology Letters. Phát hiện có thể giúp các nhà nghiên cứu có được hiểu biết sâu sắc hơn về giai tiếp bằng âm thanh dưới đáy biển cũng như vai trò của âm thanh đối với tập tính của cá.
Các nhà khoa học Michael L. Fine, Kim Nguyen và Hsung Lin (cả hai là nghiên cứu sinh thuộc đại học Virginia Commonwealth) đã cộng tác với Eric Parmentier thuộc đại học Université de Liège (Bỉ). Họ đã nghiên cứu dây thanh âm ở lươn nâu vàng Lepophidium profundorum – loài lươn sống ở Đại Tây Dương.
Fine, giáo sư khoa Sinh học thuộc đại học Virginia Commonwealth, cho biết: “Chúng ta chỉ mới biết rất ít về hình thức giao tiếp bằng âm thanh dưới đại dương bởi rất khó có thể quan sát được cá trong môi trường dưới biển. Dựa trên giải phẫu, lươn là một trong những loài chính phát ra âm thanh. Chúng sử dụng cơ thanh âm khác thường đi thành cặp đối kháng nhau, các cơ này thường lớn hơn ở con đực”.
![]() |
Lươn nâu vàng. Con lươn có màu nâu nhẹ với các đốm trắng trên mình. (Ảnh: Photo courtesy of Kim Nguyen/VCU) |
Rất nhiều loài cá sử dụng cơ quan được gọi là bong bóng để tạo ra âm thanh. Theo Fine, lươn nâu vàng sử dụng hai cặp cơ xoay quanh gân, hình thức này giống như có cánh vậy. Bong bóng lúc đó sẽ bị kéo căng. Cặp cơ đối kháng sau đó sẽ khôi phục bong bóng trở về vị trí ban đầu.
Trong các nghiên cứu thực hiện ngoài mùa giao phối, các nhà nghiên cứu nhận thấy các cơ trung gian bé nhỏ thì phát triển lớn hơn ở con lươn cái, điều này khá là bất ngờ do lươn đực thường phát âm thanh nhiều hơn co cái.
Nhóm nghiên cứu sau đó đã tìm hiểu lươn sau mùa giao phối mùa hè và phát hiện thấy khối lượng cơ trung gian tăng lên gấp 4 lần và nặng hơn nhiều ở con đực so với con cái.
Fine nói: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy cơ trung gian dường như mang một vai trò nổi bật trong việc phát ra tiếng gọi tìm bạn tình của con đực, có lẽ hoocmon giới tính của con đực đã khiến cơ tạo ra âm thanh phát triển”.
Theo ông cá thường tạo ra âm thanh vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng hai dạng âm thanh phổ biến nhất thường được tạo ra để tán tính hoặc để khiêu chiến.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
