Gió Mặt trời gây ra vết nứt trên từ trường Trái đất ở tốc độ 400 km/s
Theo báo cáo mới nhất của trang web SpaceWeather.com, Trái đất đã bị một luồng gió Mặt trời tấn công.
Gió Mặt trời là nguyên nhân gây ra vết nứt trong từ trường của Trái đất khi đạt tốc độ 400km/s. (Ảnh: Sputnik)
Theo đài Sputnik (Nga), gió Mặt trời đã gây ra một vết nứt trong từ trường của hành tinh chúng ta. Trang SpaceWeather.com dẫn nguồn các nhà dự báo thời tiết vũ trụ gần đây đã ước tính rằng tốc độ của gió Mặt trời đạt 400km/giây khi chúng va đập vào Trái đất.
Từ trường của Trái đất rất quan trọng đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta, vì nó bảo vệ tầng ozone khỏi các tia vũ trụ và bức xạ có hại. Do đó, sự tấn công mạnh mẽ này đã dẫn đến tình trạng bất ổn địa từ. Tuy phạm vi của gió Mặt trời không đủ lớn để phân loại là bão Mặt trời, nhưng chúng đã gây ra sự xáo trộn nhỏ trong từ quyển của Trái đất.
Những cơn gió này có thể ảnh hưởng đến bề mặt hành tinh trong vài ngày và làm gián đoạn lưới điện cũng như các hoạt động của vệ tinh. Bên cạnh những hậu quả tiêu cực này, gió Mặt trời cũng có thể gây ra cực quang gần các cực. Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Mỹ, sự tương tác hiện tại của từ trường Trái đất và gió Mặt trời không chỉ có thể ảnh hưởng đến các hệ thống công nghệ, mà còn cả các hoạt động của con người.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), gió Mặt trời được tạo ra do sự giãn nở của plasma từ bầu khí quyển ngoài cùng của Mặt trời. Luồng plasma này liên tục bị đốt nóng đến mức lực hấp dẫn của Mặt trời không thể kìm hãm nó. Khi Mặt trời quay, nó cuốn các đường sức từ phía trên các vùng cực của nó tạo thành một đường xoắn ốc lớn, tạo ra một luồng "gió" liên tục.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
