Giới khoa học bất ngờ khi thấy tinh tinh ăn thịt rùa

Trong sự ngỡ ngàng của các nhà khoa học, những con tinh tinh vốn chỉ ăn quả dại và lá cây cùng nhau xé xác con rùa rồi ăn ngon lành. Phát hiện này cho thấy loài linh trưởng đang có sự tiến hóa, thay đổi mới.

Cảnh quay đáng lưu ý được các nhà nghiên cứu người Đức ghi lại tại Công viên quốc gia Loango ở Gabon, thuộc Tây Phi.

Giới khoa học bất ngờ khi thấy tinh tinh ăn thịt rùa
Những con tinh tinh đực giữ chặt rùa trong tay, đem đi một quãng đường ngắn rồi đập chúng vào thân cây cho nứt mai cứng - (Ảnh: Antonin Mitifiot/SWNS).

Các con tinh tinh đực đập mạnh con rùa vào thân cây để làm nứt mai, sau đó xé thịt và chia cho những con khác trong đàn cùng ăn.

Trong một báo cáo trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu cho biết họ chứng kiến hành vi ăn thịt rùa này nhiều lần trong suốt hai năm theo dấu đàn tinh tinh hoang dã.

Tính từ tháng 7/2016 đến tháng 5/2018, họ đã chứng kiến ​​10 con tinh tinh đực có đến 38 lần bắt rùa ăn thịt, trong đó có 34 lần thành công.

Giáo sư Simone Pika - thành viên nhóm nghiên cứu, mô tả phát hiện này là chưa từng có tiền lệ: "Hầu hết các con tinh tinh đực trưởng thành trong đàn mà chúng tôi quan sát đều thực hiện hành vi đi săn rùa. Chúng bắt rùa, đập vỡ mai vào một bề mặt cứng, sau đó trèo lên cây để cùng nhau ăn thịt".

Giới khoa học bất ngờ khi thấy tinh tinh ăn thịt rùa
Tinh tinh bắt rùa, đập vỡ mai vào một bề mặt cứng, sau đó trèo lên cây để cùng nhau ăn thịt.

Một con tinh tinh thậm chí còn cất giữ phần thịt rùa chưa ăn hết trong lỗ trên thân cây và lấy ra để ăn vào ngày hôm sau.

Phát hiện này gây bất ngờ lớn trong giới khoa học thế giới. Nhà nghiên cứu Tobias Deschner thuộc Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở Đức nói thêm rằng việc trữ thức ăn rồi lấy ra để ăn ngày hôm sau là một dấu hiệu cho thấy các loài động vật có thể lên kế hoạch cho tương lai. Đây vốn là một hành vi từng được tuyên bố là "chỉ thấy ở con người".

Tinh tinh có khả năng sử dụng chi trước để thực hiện các hành vi khó mà không loài nào thực hiện được, ví dụ như dùng đá đập vỡ hạt có vỏ cứng. Chúng cũng dùng que dài chọc xuống tổ mối để kéo lên nhiều mối hơn.

Tinh tinh vốn được biết đến là một loài ăn thực vật. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả ngọt, lá cây. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện hành vi lạ thường của chúng, củng cố thêm giả thuyết rằng loài linh trưởng đang có sự tiến hóa, thay đổi mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bức hình cho thấy bộ mặt đáng sợ ít người biết về loài sóc hiền lành

Bức hình cho thấy bộ mặt đáng sợ ít người biết về loài sóc hiền lành

Sóc nổi tiếng hiền lành, ai mà nghĩ chúng gặm cả đầu rắn như thế chứ? Và bật mí thêm cho bạn, cái xác rắn ấy còn bị ăn gần hết nữa cơ.

Đăng ngày: 23/05/2019
Mỹ: Tìm thấy tôm hùm đất khổng lồ chưa từng thấy

Mỹ: Tìm thấy tôm hùm đất khổng lồ chưa từng thấy

Một nhân viên công ty cấp thoát nước ở bang Kentucky mới đây đã tìm thấy con tôm hùm đất khổng lồ, lớn nhất từ trước đến nay.

Đăng ngày: 23/05/2019
Động vật hoang dã sinh sôi nảy nở ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân

Động vật hoang dã sinh sôi nảy nở ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân

Hươu hoang, bò rừng, ngựa Przewalski và 200 loài chim đã sinh sôi nảy nở ở khu vực từng là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl, ở Pripyat, Ukraine.

Đăng ngày: 22/05/2019
Những loài tôm hùm đất gây hại phổ biến trên thế giới

Những loài tôm hùm đất gây hại phổ biến trên thế giới

Những loài tôm hùm đất như tôm đầm lầy đỏ đang trở thành mối đe dọa với động vật địa phương, hệ sinh thái và các công trình thủy lợi.

Đăng ngày: 21/05/2019
Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của tôm hùm đất

Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của tôm hùm đất

Tôm hùm đất có hơn 300 loài trên khắp thế giới, là nguồn protein ít béo với nhiều vitamin và khoáng chất có giá trị.

Đăng ngày: 21/05/2019
Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?

Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?

Bạn có thể đứng trên tảng băng ở Nam Cực bao lâu trước khi đôi chân đóng băng? Có lẽ là từ 1 đến 2 phút.

Đăng ngày: 21/05/2019
Sự thật về loài tôm hùm đất

Sự thật về loài tôm hùm đất

Tôm hùm đất ăn tất cả thủy sinh, cạnh tranh nguồn thức ăn với sinh vật bản địa, khiến những loài tôm, cá đặc trưng có thể biến mất.

Đăng ngày: 21/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News