Giới khoa học công bố phôi nang đầu tiên được tạo ra từ tế bào người

Đây là phát hiện mang tính đột phá, giúp làm sáng tỏ những bất thường trong giai đoạn đầu phát triển của thai nhi cũng như hỗ trợ các nghiên cứu về nguyên nhân vô sinh và dị tật bẩm sinh. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature ngày 17/3.

Hai nhóm nhà khoa học, gồm một nhóm do ông Jun Wu thuộc Trung tâm y khoa khu vực Tây Nam của Đại học Texas (Mỹ) dẫn đầu và một nhóm do Giáo sư Jose Polo làm việc tại Đại học Monash (Australia) làm trưởng nhóm, đã tiến hành 2 công trình riêng rẽ nhằm tạo ra phôi nang (được hình thành khoảng 5 ngày sau khi tinh trùng kết hợp với trứng, nhưng trước khi bám vào thành tử cung và phát triển thành phôi thai).


Một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Jose Polo làm việc tại Đại học Monash (Australia) làm trưởng nhóm, đã tiến hành công trình riêng rẽ nhằm tạo ra phôi nang. (Ảnh: PA).

Nhóm của ông Jun Wu sử dụng 2 loại tế bào gốc gồm một số tế bào từ phôi thai người và một số tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng được tạo ra từ các tế bào trưởng thành. Trong khi đó, nhóm của ông Polo sử dụng các tế bào da ở người trưởng thành để phát triển phôi nang. Tuy nhiên, cả 2 công trình này đều cho kết quả như nhau: các tế bào bắt đầu tự tổ chức thành phôi nang với một số thành phần quan trọng được tìm thấy trong phôi nang người.

Cả 2 nhóm nghiên cứu đều nhấn mạnh cấu trúc họ tạo ra không giống với các phôi thai tự nhiên và chưa rõ liệu cấu trúc này có thể phát triển thành các phôi thai người có thể tồn tại trong cơ thể được hay không. Nhóm nghiên cứu của ông Jun Wu đã ngừng phát triển mô hình trên 4 ngày sau khi nuôi cấy do liên quan đến chuẩn mực đạo đức khoa học.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này đóng góp đáng kể cho giới khoa học. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể tạo ra phôi nang từ các tế bào của con người. Trước đó, các nhà khoa học chỉ tạo ra các mô hình tương tự từ tế bào của chuột trong phòng thí nghiệm.

Một số ý kiến nhận định những nghiên cứu về phôi nang người nói trên có thể được xem là một bước tiến tới phát triển phôi thai người. Trong khi đó, có những ý kiến khác cho rằng các công trình khoa học này sẽ trở thành chủ đề thảo luận công khai về sự đóng góp đáng kể của những nghiên cứu như vậy cũng như đặt ra những vấn đề đạo đức và xã hội liên quan.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News