Giới khoa học hy vọng hồi sinh loài hổ Tasmania đã tuyệt chủng

Một dự án tái sinh giống hổ Tasmania từ các gene cổ và mới đang được thực hiện tại Melbourne, Australia.

Các nhà khoa học Australia muốn sử dụng kỹ thuật di truyền tiên tiến để tạo ra một tế bào sống nhân tạo của hổ Tasmania và sau đó sinh sản trong ống nghiệm để cho ra đời các thành viên mới của loài đã tuyệt chủng.

Giới khoa học hy vọng hồi sinh loài hổ Tasmania đã tuyệt chủng
Bản vẽ giống hổ Tasmania. (Ảnh: Getty Images)

Theo kênh truyền hình RT, dự án đang được phòng thí nghiệm tại Đại học Melbourne hợp tác với công ty di truyền học Colossal Biosciences có trụ sở tại Dallas thực hiện. Phòng thí nghiệm được biết đến với tên gọi TIGRR muốn tạo ra bộ gene của giống hổ Tasmanian dựa trên trình tự gene giải mã những năm trước.

Giáo sư Andrew Pask, người đứng đầu TIGRR, cho biết: “Nỗ lực của chúng tôi đang đối mặt với nhiều thách thức song chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể vượt qua với đội ngũ các nhà khoa học phối hợp cùng nhau giải quyết vấn đề”.

Pask và các cộng sự sẽ sử dụng bộ gene của loài chuột dunnart đuôi béo có mối liên hệ mật thiết với loài hổ Tasmania để làm cơ sở cho bộ gene được tái tạo. Các phần gene từ các loài khác sẽ được ghép vào để tạo ra một đoạn AND gần đúng của hổ Tasmania.

Loài vật này được gọi là hổ do có những sọc vằn ở trên sống lưng, nhưng vẻ ngoài này của nó là kết quả của quá trình tiến hóa, khiến nó trở thành động vật ăn thịt có túi duy nhất được biết đến. Loài vật này đã bị xóa sổ ở Tasmania vào nửa đầu thế kỷ 20 do săn bắt và các loài động vật cạnh tranh khác trong tự nhiên như loài chó hoang dingo.

Phòng thí nghiệm TIGRR sẽ tập trung vào việc phát triển kỹ thuật mang thai trong ống nghiệm của thú có túi. Đối với những loài động vật có vú, con nhỏ sinh ra dành hàng tuần hoặc hàng tháng để bú và lớn lên trong túi bụng của mẹ trước khi phát triển khả năng tự lập. Các nhà khoa hy vọng với đặc tính này, quá trình mang thai của chúng tương đối đơn giản và có thể được tái tạo nhân tạo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim cổ rắn quý hiếm đậu trên một mái nhà ở Gò Vấp, leo bắt cũng không bay

Chim cổ rắn quý hiếm đậu trên một mái nhà ở Gò Vấp, leo bắt cũng không bay

Lúc anh Long lấy cây đụng vào thì con chim trên chỉ giơ hai cánh ra mà không bay đi. Sau đó, anh Long cùng người thân lấy thang leo lên mái nhà bắt chim.

Đăng ngày: 19/08/2022
Loài cá chứa đầy chất chống đông sống dưới núi băng trôi

Loài cá chứa đầy chất chống đông sống dưới núi băng trôi

Các nhà khoa học khoan sâu bên dưới núi băng trôi ngoài khơi Greenland và phát hiện loài cá với chất chống đông phát quang màu xanh lá cây chảy qua mạch máu.

Đăng ngày: 18/08/2022
Tôm càng đỏ xâm hại đe dọa Texas khiến nhiều chuyên gia lo ngại

Tôm càng đỏ xâm hại đe dọa Texas khiến nhiều chuyên gia lo ngại

Tôm càng đỏ với tốc độ sinh sản 1.000 trứng/lần được phát hiện gần đây ở Texas, khiến các chuyên gia lo ngại.

Đăng ngày: 18/08/2022
Sinh vật bi thảm nhất: Mất 300 triệu năm để leo lên đất liền, nhưng hành trình lại kết thúc trên bàn nhậu

Sinh vật bi thảm nhất: Mất 300 triệu năm để leo lên đất liền, nhưng hành trình lại kết thúc trên bàn nhậu

Ngày nay chúng ta có thể có sinh vật sống trên cạn, sinh vật biển và lưỡng cư. Tất nhiên, có rất nhiều loài đang nghĩ đến việc có thể chuyển từ đại dương vào đất liền.

Đăng ngày: 18/08/2022
Chim cánh cụt châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm tiếng ồn

Chim cánh cụt châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm tiếng ồn

Số lượng chim cánh cụt châu Phi trên đảo St Croix ở Vịnh Algoa đã giảm mạnh kể từ khi Nam Phi bắt đầu cho phép các tàu trong khu vực tiếp nhiên liệu trên biển.

Đăng ngày: 18/08/2022
Cận cảnh giống vịt Trạc Nhật quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng

Cận cảnh giống vịt Trạc Nhật quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng

Được coi là sản vật “tiến vua” thời phong kiến, giống vịt Trạc Nhật ở huyện Thạch Thành từng được nhiều sách cổ ghi nhận như một đặc sản quý của xứ Thanh.

Đăng ngày: 17/08/2022
Chuyển dạ quá nhanh, hươu cao cổ sinh con ngay trước mặt du khách

Chuyển dạ quá nhanh, hươu cao cổ sinh con ngay trước mặt du khách

Một mẹ hươu cao cổ đã trở nên nổi tiếng vì quá trình sinh hươu con diễn ra quá nhanh, ngay trước mặt du khách và được cổ vũ nhiệt tình.

Đăng ngày: 17/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News