Giới khoa học ngỡ ngàng vì chim cánh cụt biết "nhái" giọng

Một số loài chim cánh cụt có khả năng thay đổi giọng nói sao cho giống với bạn tình để dễ quyến rũ đối phương. Trước đây, khả năng này thường chỉ bắt gặp ở một số loài bậc cao, bao gồm cả con người.

Nhà nghiên cứu Luigi Baciadonna tại Đại học Turin (Ý) và các đồng nghiệp đã theo chân và ghi âm tiếng kêu của những con chim cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus), phân bổ trên 3 khu vực khác nhau. Suốt 3 năm, nhóm thống kê kỹ lưỡng những thanh âm của chim phát ra khi làm quen, giao tiếp với bạn tình.


Chim cánh cụt châu Phi - (Ảnh: FLICKR)

Luigi Baciadonna đã dành nhiều năm phân tích các tiếng kêu cụ thể mà cả chim cánh cụt đực và cái phát ra mỗi khi tiếp xúc với bạn tình. Ông đưa ra các chỉ số biểu trưng cho âm thanh phát ra như tần số và biên độ của từng con chim trong khảo sát. Sau đó, nhóm sẽ hệ thống hóa các chỉ số này thành những mô hình cụ thể giúp dễ so sánh.

Kết quả sau một khoảng thời gian "cưa cẩm", các chỉ số âm thanh ở cả 2 loài đực và cái trở nên giống nhau một cách kỳ lạ. Đến một thời điểm nhất định trong mùa sinh sản, tiếng kêu của cặp "tình nhân" sẽ gần như trùng khớp với nhau và rất khó phân biệt.

Bên "nhái" giọng là chim đực. Nhóm nghiên cứu cho rằng khả năng "nhái" chỉ được bắt gặp ở một số ít ỏi loài động vật bậc cao, trong đó có con người. Thay đổi giọng nói được các nhà khoa học đánh giá là một trong những thử thách rất khó với hầu hết loài vật.

Khả năng này đòi hỏi sự cảm nhận, năng lực học hỏi qua âm thanh và quan trọng hơn là kỹ thuật bắt chước của những bộ phận phát ra giọng nói. Trường hợp của chim cánh cụt Spheniscus demersus được xem là khá hiếm gặp.

Baciadonna giải thích chim cánh cụt đực phát triển được khả năng nhái giọng là nhờ thói quen sống theo bầy của những loài cánh cụt. Vào mùa sinh sản, chim sẽ tìm kiếm bạn tình trong một đàn đông, do vậy những con đực buộc lòng phải học cách biến giọng để "bắt sóng" với con cái.

"Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một quán rượu, đông đúc và ồn ào. Bạn phải làm thế nào để tìm ra cách giao tiếp nhanh và hiệu quả nhất với bạn của mình trong không gian hỗn độn ấy", Baciadonna nói.


Khả năng "nhái" giọng của Spheniscus demersus khiến giới khoa học bất ngờ - (Ảnh: FLICKR)

Bà Sara Torres Ortiz từ Viện nghiên cứu điểu học Max Planck ở Munich (Đức) nhận xét những gì nghiên cứu phát hiện rất thú vị, cho thấy sự phát triển năng lực thích ứng âm thanh một cách tuyệt vời của các động vật.

Đặc biệt, khoảng cách giữa chim cánh cụt với con người trên cây tiến hóa khiến nhiều nhà khoa học bất ngờ.

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu tiếp tục phân tích với những động vật bậc thấp, họ có thể phát hiện thêm nhiều loài có năng lực học hỏi âm thanh hay khả năng "nhái giọng" đặc sắc khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này

Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Đăng ngày: 11/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông

Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông

Vào những năm 1920, những con sói đã biến mất khỏi Vườn quốc gia Yellowstone. Gần một trăm năm sau, các con sông đã thay đổi dòng chảy của chúng. Chuyện gì đã xảy ra?

Đăng ngày: 10/05/2025
Sư tử đực gây chú ý vì

Sư tử đực gây chú ý vì "kiểu tóc" kỳ lạ

Con sư tử với bộ bờm theo kiểu mái bằng như một "minh tinh trên thảm đỏ" tại các sự kiện đã khiến cộng đồng mạng bất ngờ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News