Giới khoa học phát triển thành công tay robot điều khiển bằng não bộ

Những người bận rộn hay kêu ca rằng, họ cần thêm một cánh tay nữa thì mới làm hết việc, nhưng giờ đây, điều đó có thể sắp thành hiện thực. Các chân tay giả điều khiển bằng não bộ từ lâu đã được phát triển cho người tàn tật, nhưng cấp độ tiếp theo của nó sẽ là nâng cao khả năng lao động hơn nữa của người bình thường.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quốc tế về Viễn thông Tiên tiến Nhật Bản (Advanced Telecommunications Research Institute International) đã chứng minh rằng những người khỏe mạnh cũng có thể sử dụng cánh tay robot để "đa nhiệm" một cách hiệu quả hơn.

Giới khoa học phát triển thành công tay robot điều khiển bằng não bộ
Thí nghiệm sử dụng não bộ để điều khiển một cánh tay robot trong khi họ vẫn dùng tay của mình để làm các việc khác.

Theo ZDNet, trong bài viết xuất bản trên tạp chí Science Robotics, các nhà nghiên cứu đã mô tả một thử nghiệm: cho những người khỏe mạnh sử dụng não bộ để điều khiển một cánh tay robot trong khi họ vẫn dùng tay của mình để làm các việc khác.

Thí nghiệm này có thể xóa mờ đi ranh giới giữa người và máy cũng như mang đến một cái nhìn tổng quan về việc những khả năng của máy móc có thể giúp con người như thế nào ngoài đời thực. Hiện tại, các cyborg (người nửa máy) đã tồn tại quanh chúng ta – ví dụ, người mù màu được cấy ghép ăngten vào não để có thể phân biệt được màu sắc, hay các biohacker (cụm từ chỉ những người tự cấy thiết bị công nghệ vào cơ thể) nhúng chip RFID, NFC vào tay của họ để mở cửa, thực hiện thanh toán, hoặc lưu trữ dữ liệu cá nhân. Giờ đây ta có thể thêm cánh tay thứ ba vào danh sách những cách tích hợp công nghệ với sinh học kỳ lạ nhưng đặc biệt hiệu quả.

Trong thí nghiệm, những người tham gia sẽ có một chiếc mũ gắn điện cực và ngồi trên ghế với cánh tay robot giống như tay người ở bên cạnh. Mục đích của người dùng cánh tay robot sẽ được giải mã qua sóng não, và cánh tay giả sẽ được lập trình để nắm lấy một cái chai.

Cánh tay robot được đặt ở vị trí cao ngang vai và mặc quần áo bình thường, bởi vì các nghiên cứu trước đây cho thấy, giao diện điều khiển bộ não và máy (ví dụ các robot điều khiển bằng bộ não) sẽ làm việc tốt hơn nếu người dùng có thể cảm nhận robot như một phần cơ thể sinh học của họ.

Với cách thiết lập này, những người tham gia nghiên cứu sẽ điều khiển cánh tay robot bằng cách tưởng tượng nó đang nắm lấy cái chai, trong khi cùng lúc đó, họ sử dụng tay của mình để giữ thăng bằng quả bóng trên một tấm bảng.

Điều thú vị là kết quả lại chia ra thành hai nhóm riêng biệt, một nhóm làm tốt và một nhóm làm kém hơn. Trong số 15 người tham gia nghiên cứu, có 8 người thành công trong phần lớn số lần thử (đến 85%), trong khi 7 người còn lại chỉ có thể hoàn thành được công việc trong 52% số lần thử.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự khác biệt giữa những người đa nhiệm tốt và những người kém đa nghiệm có thể do sự khác biệt về bản năng tự nhiên của những người tình nguyện chứ không phải do giao diện điều khiển máy và bộ não.

Dù vậy, đây vẫn chỉ là một nhóm thử nghiệm nhỏ (với có bốn người phụ nữ và một người thuận tay trái) nên không thể kết luận được tại sao một số người giỏi đa nhiệm còn những người khác thì không, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng có một cách giải thích cho điều đó là: một số người có bản năng tự nhiên về phối hợp giữa tay và mắt tốt hơn người khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ thú xem robot “nông dân” làm việc thay con người trong nhà kính

Kỳ thú xem robot “nông dân” làm việc thay con người trong nhà kính

So với lực lượng lao động truyền thống, “Sweeper Robot” có thể thoải mái làm việc trong điều kiện môi trường khá khắc nghiệt của nhà kính, vốn là nơi có nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao.

Đăng ngày: 02/08/2018
Tấm chắn di động ngăn nước lụt tràn vào nhà

Tấm chắn di động ngăn nước lụt tràn vào nhà

Công ty Ireland chế tạo tấm chắn có thể điều chỉnh kích cỡ để lắp trước lối ra vào, bảo vệ đồ đạc bên trong khi xảy ra ngập lụt.

Đăng ngày: 31/07/2018
Robot

Robot "hiệp sĩ mù" tâng bóng hoàn hảo không rơi chỉ bằng cách lắng nghe âm thanh

Robot ngày càng làm được nhiều việc mà con người vẫn cho là khó khăn.

Đăng ngày: 31/07/2018
Tấm che mắt thiết lập lại nhịp sinh học trong cơ thể, cải thiện giấc ngủ

Tấm che mắt thiết lập lại nhịp sinh học trong cơ thể, cải thiện giấc ngủ

Tấm che mắt ngủ công nghệ cao này sử dụng công nghệ đèn flash để điều chỉnh nhịp sinh học hàng ngày của bạn bằng cách gửi xung ánh sáng khi bạn ngủ.

Đăng ngày: 31/07/2018
Thuyền chế tạo từ công nghệ 3D có thể vượt Đại Tây Dương

Thuyền chế tạo từ công nghệ 3D có thể vượt Đại Tây Dương

Hành trình xuyên Đại Tây Dương từ lâu đã không còn là khoảng cách mang tính thử thách đối với các nhà hàng hải trên thế giới.

Đăng ngày: 31/07/2018
Xem màn trình diễn chao lượn hoverboard trên không với tốc độ lên tới 160km/h

Xem màn trình diễn chao lượn hoverboard trên không với tốc độ lên tới 160km/h

Frank Zapataz là một nghệ sỹ chuyên trình diễn các pha mạo hiểm trên hoverboard, jetpack (bộ quần áo phản lực) hoặc bất kỳ hệ thống động nào khác.

Đăng ngày: 31/07/2018
Roto quay nhanh nhất trong lịch sử loài người

Roto quay nhanh nhất trong lịch sử loài người

Sáng chế phá kỷ lục không chỉ mở rộng ranh giới của vật lý mà còn có thể được sử dụng để nghiên cứu một số bí ẩn của cơ học lượng tử và cách các vật thể hoạt động trong chân không.

Đăng ngày: 29/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News